7 loại 'nước của sự sống' trong cơ thể quyết định tuổi thọ của bạn

06:00' 10-06-2022
Nước mắt, mồ hôi, nước bọt, dịch tiêu hóa,.. chúng là nước của sự sống mà cơ thể con người cần để vận hành, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và giải độc. Bảo vệ chúng có thể giúp bạn sống thọ hơn.


    Lý Toàn Dân, bác sĩ trưởng Khoa Nội tiết, Bệnh viện đa khoa quân đội Bắc Kinh, Trung Quốc hướng dẫn bạn cách bảo vệ 7 loại "chất bôi trơn" trong cơ thể và ngăn chúng bị khô.

    1. Nước mắt: "Kẻ nhặt rác" giải độc thể chất và tinh thần

    7 loại amp;#34;chất bôi trơnamp;#34; trong cơ thể quyết định tuổi thọ, khi trẻ không chú ý thì sớm phải hối tiếc - 1

    Nước mắt có tác dụng bảo vệ mắt. (Ảnh minh họa)

    Các chuyên gia tại Phòng thí nghiệm Tâm thần tại Trung tâm Y tế Remse ở Sao Paulo (Brazil) phát hiện ra rằng những cảm xúc tiêu cực có thể giảm đi 40% sau khi khóc.

    Bảo vệ tim và phổi: Khi khóc con người hít vào liên tục sẽ giúp ích cho hệ hô hấp và tuần hoàn máu.

    Dưỡng ẩm cho mắt: Nước mắt có thể ngăn ngừa khô, ngứa mắt…

    Giúp dễ ngủ: Khóc có thể giúp mọi người trút bỏ nỗi buồn và dễ ngủ.

    Lời khuyên của chuyên gia:

    Giảm thiểu thời gian làm việc của mắt: Tránh xem máy tính, TV hoặc lái xe ô tô trong thời gian dài.

    Thận trọng khi dùng thuốc dưỡng mắt: Sử dụng lâu dài một số loại thuốc nhỏ mắt có thể gây khô mắt.

    Tránh xa môi trường quá khô: Không nên ở lâu trong phòng điều hòa, tránh ra ngoài trời lâu vào những ngày có gió.

    2. Mồ hôi: "Máy điều nhiệt" của cơ thể

    Đổ mồ hôi là một phản ứng sinh lý bình thường của con người và là một phần quan trọng để duy trì thân nhiệt ổn định. Nếu tuyến mồ hôi không bình thường, người bệnh dễ bị sốt cao, đồng thời có thể gây tổn thương tim, não, gan, thận và hệ thống máu.

    Tăng tốc độ trao đổi chất: Đổ mồ hôi có thể tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể và thải độc tố ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả.

    7 loại amp;#34;chất bôi trơnamp;#34; trong cơ thể quyết định tuổi thọ, khi trẻ không chú ý thì sớm phải hối tiếc - 2

    Mồ hôi giúp thải độc hiệu quả. (Ảnh minh họa)

    Kiểm soát huyết áp: Đổ mồ hôi có thể làm giãn mao mạch, tăng tính đàn hồi của thành mạch máu, có tác dụng hạ huyết áp.

    Chăm sóc và làm đẹp da: Đổ mồ hôi nhiều có thể làm sạch lỗ chân lông và trì hoãn quá trình lão hóa da.

    Lời khuyên chuyên gia:

    Ăn gừng: Những người làm việc trong môi trường máy lạnh nhất định nên uống nước gừng, có thể thúc đẩy quá trình thoát mồ hôi.

    Thường xuyên tắm: Tắm hoặc ngâm chân ở nhiệt độ nước khoảng 40℃ có lợi cho cơ thể ra mồ hôi và giảm mệt mỏi.

    Uống nước ấm trước khi tập thể dục: Giúp các lỗ chân lông được mở hết trong quá trình tập luyện .

    3. Nước bọt: "Chất khử trùng" tự nhiên trong miệng

    Nước bọt là một chất khử trùng răng miệng tự nhiên giúp nướu khỏe mạnh, làm sạch các mảnh thức ăn, ngăn ngừa sâu răng.

    Phòng chống ung thư: Nước bọt chứa nhiều loại enzym tiêu hóa có thể phá vỡ các chất gây ung thư xâm nhập vào miệng một cách hiệu quả.

    Thúc đẩy tiêu hóa: Nước bọt chứa amylase, giúp thức ăn có thể đi vào quá trình tiêu hóa trong miệng.

    Làm sạch miệng: Việc nước bọt chảy liên tục trong miệng tương đương với việc làm sạch răng.

    Lời khuyên chuyên gia:

    Bổ sung nước: Khi bị khô miệng, bạn nên uống nước kịp thời, tốt nhất là nước đun sôi để nguội hoặc nước chanh ấm.

    Ăn chua: Có thể ăn một số thức ăn dễ sinh dịch như táo gai, mận nhưng người bị bệnh về lá lách, dạ dày thì nên ăn ít.

    Nuốt nước bọt: Mỗi sáng, dùng đầu lưỡi liếm vòm miệng trên, khi nước bọt đầy miệng thì nuốt vài lần.

    4. Nước tiểu: Một "phong vũ biểu" của sức khỏe tốt

    7 loại amp;#34;chất bôi trơnamp;#34; trong cơ thể quyết định tuổi thọ, khi trẻ không chú ý thì sớm phải hối tiếc - 3

    Nước tiểu trong suốt, có màu vàng nhạt chứng tỏ sức khỏe tốt. (Ảnh minh họa)

    Nước tiểu bình thường là chất lỏng trong suốt có màu vàng nhạt, khi màu sắc nước tiểu thay đổi đột ngột có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tật.

    Màu đỏ: Có thể có lượng hồng cầu dư thừa trong nước tiểu, phần lớn là do bệnh thận, sỏi, khối u bàng quang…

    Màu trắng: Màu tương tự như sữa, cho thấy có chất dưỡng trấp chyle trong nước tiểu, phần lớn là do bệnh giun chỉ.

    Màu vàng: Một số loại thuốc sẽ làm cho nước tiểu có màu vàng, nếu nước tiểu quá vàng thì thường là dấu hiệu của các bệnh về gan và túi mật.

    Lời khuyên chuyên gia:

    Uống nước thường xuyên: Để đảm bảo quá trình thải độc diễn ra suôn sẻ, thông thường hãy uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày .

    Không nhịn tiểu: Nhịn tiểu thường xuyên dễ sinh bệnh thận, bệnh tuyến tiền liệt…

    Tắm nước ấm: Tắm nước ấm mỗi tối có thể làm giảm viêm và cải thiện lưu thông máu.

    5. Tinh dịch: "Thước đo" khả năng sinh sản

    Chất lượng tinh dịch là nền tảng để đánh giá khả năng sinh sản của nam giới, và tinh dịch bình thường có màu trắng xám hoặc hơi kaki. Nếu màu sắc thay đổi, nó có thể do một số bệnh gây ra, cần đến bệnh viện được chăm sóc.

    Tinh dịch màu vàng: Thời gian kiêng quan hệ càng lâu thì tinh dịch càng có màu vàng.

    Màu trắng sữa: Biểu hiện tình trạng viêm nhiễm ở đường sinh sản, có thể là nhiễm trùng có mủ của tuyến tiền liệt và túi tinh.

    Màu đỏ: Chủ yếu là do viêm nhiễm, nhưng các khối u trong hệ thống sinh sản cũng có thể khiến tinh dịch có màu đỏ.

    Lời khuyên chuyên gia:

    Ngăn ngừa béo phì: Từ chối thực phẩm chứa chất béo xấu như đồ chiên rán, để ngăn chặn sự suy giảm khả năng sinh sản do béo phì gây ra.

    Giảm thức khuya: Làm việc và nghỉ ngơi đúng giờ để tránh tình trạng rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến quá trình bài tiết hormone sinh dục.

    Chọn đồ lót phù hợp: Nam giới nên cố gắng chọn đồ lót rộng rãi, chất liệu cotton tinh khiết, tốt nhất nên thay và giặt sạch hàng ngày.

    6. Máu: "Người dọn dẹp" chất thải dinh dưỡng

    7 loại amp;#34;chất bôi trơnamp;#34; trong cơ thể quyết định tuổi thọ, khi trẻ không chú ý thì sớm phải hối tiếc - 4

    Bảo vệ mạch máu chính là gia tăng tuổi thọ. (Ảnh minh họa)

    Máu lưu thông khắp cơ thể, nhận nhiên liệu và oxy từ cơ thể, đồng thời đào thải các chất cặn bã ra ngoài. Nếu lượng máu lưu thông không đủ và không thể "cung cấp" máu kịp, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh.

    Chân tay yếu: Máu không đủ dễ dẫn đến tê tay chân.

    Suy giảm trí nhớ: Tất cả lượng oxy cần thiết cho não được cung cấp bởi máu, và não có thể hoạt động bình thường khi được cung cấp đủ máu.

    Bệnh tim mạch: Huyết động không đủ dễ dẫn đến các bệnh như suy tim.

    Lời khuyên chuyên gia:

    Ăn ít muối và ít dầu: Tránh ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, nhiều đường và nhiều muối trong chế độ ăn uống.

    Tập thể dục phù hợp: Chú ý kiểm soát cân nặng và tránh béo phì.

    Bỏ thuốc lá, rượu bia kịp thời: Tránh cho các chất độc hại trong thuốc lá và rượu bia xâm nhập vào mạch máu và cản trở quá trình chuyển hóa mỡ máu.

    7. Dịch tiêu hóa: “nguyên liệu” thúc đẩy quá trình tiêu hóa

    Dịch tiêu hóa là chất lỏng do các cơ quan tiêu hóa tiết ra để hỗ trợ tiêu hóa, bao gồm dịch dạ dày, dịch tụy, mật... Nó có thể thúc đẩy hiệu quả quá trình tiêu hóa và duy trì các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người.

    Lời khuyên chuyên gia:

    Kiểm soát lượng thức ăn: Tốt nhất mỗi bữa chỉ nên ăn đủ bảy hoặc tám phần, không nên thêm quá nhiều.

    Uống canh trước bữa ăn: Uống một vài ngụm canh hoặc nước trước bữa ăn để thúc đẩy quá trình bài tiết dịch tiêu hóa, nhưng không nên uống quá nhiều.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Michael's Fresh Food Market Vùng: MENTONE. Phone: 9559 9444
Xem thêm

Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/7-loai-chat-boi-tron-trong-co-the-quyet-dinh-tuoi-tho-khi-tre-khong-chu-y-thi-som-phai-hoi-tiec-c131a520673.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ