Những máy bay yểm trợ mặt đất hàng đầu thế giới

11:17' 17-01-2018
Chuyên gia quân sự Andrei Kotz của báo RIA Novosti, Nga đã tổng hợp 4 mẫu máy bay chiến đấu có khả năng hỗ trợ các nhiệm vụ tác chiến mặt đất tốt nhất, xứng danh “sát thủ” yểm trợ mặt đất.


    Được bọc giáp kiên cố và mang theo kho vũ khí không đối đất mạnh mẽ, máy bay yểm trợ hỏa lực mặt đất đã tạo ra cuộc cách mạng trong chiến thuật tác chiến yểm trợ lực lượng mặt đất từ thời Thế chiến II đến nay.

    Sukhoi Su-25

    Su-25 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1975 và chính thức vào biên chế không quân Liên Xô 1 năm sau đó. Trong gần 40 năm, hơn 1.000 máy bay Su-25 đã được chế tạo, Nga vẫn chưa có kế hoạch ngừng sản xuất dòng máy bay này, minh chứng cho độ tin cậy, khả năng tác chiến xuất sắc của Su-25.

    Ông Kotz nhận định: Su-25 được trang bị hệ thống vũ khí mạnh mẽ bao gồm súng, các loại bom, tên lửa không đối đất dẫn đường hoặc thông thường, tên lửa không đối không dẫn đường. Có khoảng 32 loại vũ khí có thể tương thích trên Su-25, chưa kể tới pháo hàng không tự động GSh-30-2.

    Ngoài ra, ông Kotz cho rằng sự an toàn của Su-25 là một trong những ưu điểm của máy bay này. Cabin của phi công được bảo vệ bởi vỏ giáp titan dày 10-24 mm, nhờ vậy phi công lái Su-25 có thể an toàn khi bị tấn công bằng vũ khí hạng nhẹ đường kính 12,7 mm hoặc súng phòng không đường kính 30 mm.

    Hơn nữa, các hệ thống chủ chốt của Su-25 còn được bọc cẩn thận trong titan và luôn có được làm theo cặp nhằm đảm bảo máy bay luôn trong tầm kiểm soát nếu một hệ thống bị hư hỏng.

    Những đặc điểm trên cho phép Su-25 thực hiện những cuộc không kích chính xác tại những địa điểm phức tạp như đồi núi, hỗ trợ lực lượng bộ binh chống lại đối phương trong những tình huống ngặt nghèo nhất. Sau trận chiến với Afghanistan năm 1980, Su-25 đã được mệnh danh là “xe tăng bay”.

    A-10 Thunderbolt II

    Vào giữa những năm 1970, Mỹ đã phát triển mẫu máy bay cận chiến yểm trợ trên không A-10 Thunderbolt II. Tới năm 1977, A-10 đã chính thức gia nhập biên chế quân đội Mỹ.

    Ban đầu, Lầu Năm Góc dường như e ngại với mẫu máy bay mỏng manh, tốc độ chậm và khá cồng kềnh trong bối cảnh những máy bay chiến đấu F-15, F-16 vào cùng thời đang "làm mưa làm gió" trên các chiến trường. Tuy nhiên, sau chiến dịch bão sa mạc ở Iraq những năm 1980, Bộ Quốc phòng Mỹ đã có cái nhìn khác về “thần sấm”.

    150 máy bay A-10 đã phá hủy hơn 3.000 phương tiện của Iraq và chỉ thiệt hại 7 chiếc sau khi cuộc chiến kết thúc. Sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh, danh tiếng và vị thế của A-10 trong không quân Mỹ đã được củng cố. Nó xuất hiện trên hầu hết các chiến trường quan trọng như Afghanistan, Iraq, Libya và Syria.

    Điểm làm nên sức mạnh của A-10 là hệ thống hỏa lực. A-10 Thunderbolt II trang bị 1 khẩu pháo 30 mm loại 7 nòng GAU-8/A Avenger do tập đoàn General Electric chế tạo, tương tự loại pháo Gatling 7 nòng quay tròn. Khẩu pháo uy lực này có thể tiêu diệt xe tăng địch chỉ bằng những viên đạn xuyên giáp 30 mm, hoặc đạn nổ mạnh. Thêm vào đó, A-10 còn có thể mang tên lửa thông thường hoặc tên lửa dẫn đường, bom và súng dưới cánh.

    EMB-314 Super Tucano

    Máy bay EMB-314 Super Tucano. (Ảnh: Không quân Mỹ)
    Máy bay EMB-314 Super Tucano. (Ảnh: Không quân Mỹ)

    Ngoài cường quốc quân sự Mỹ và Nga, Brazil cũng là quốc gia có khả năng chế tạo máy bay cận chiến yểm trợ với sự xuất hiện của EMB-314 Super Tucano. Khoảng đầu những năm 2000, EMB-314 được chế tạo để trở thành máy bay huấn luyện. Sau khi được cải tiến với bộ giáp Kevlar, hai khẩu súng máy 12,7 mm và khả năng mang súng 20mm, cũng như 2 tên lửa và bom, Super Tucano đã trở thành một vũ khí mạnh trên không.

    Dĩ nhiên, so sánh với những huyền thoại của Mỹ và Nga thì Super Tucano vẫn dưới một bậc. Lá chắn Kevlar không thể chống lại được súng phòng không, và khả năng hỏa lực của EMB-314 cũng chưa đủ để tiêu diệt xe tăng. Tuy nhiên, máy bay này hoạt động rất hiệu quả trong các nhiệm vụ chống du kích ở các điểm nóng trên thế giới. Chính phủ Columbia đã từng sử dụng EMB-314 để càn quét tội phạm ma túy. Mỹ cũng đã sử dụng khoảng 200 máy bay loại này nhằm chống lại phiến quân Taliban ở Afghanistan.

    Dassault/Dornier Alpha Jet

    Máy bay Dornier Alpha Jet (Ảnh: Reuters)
    Máy bay Dornier Alpha Jet (Ảnh: Reuters)

    Alpha Jet là máy bay huấn luyện và chiến đấu hạng nhẹ do các công ty quốc phòng đến từ Pháp và Tây Đức phối hợp chế tạo vào những năm 1970 trước khi chính thức giới thiệu vào năm 1977. Hiện đang trong biên chế 14 quốc gia, Alpha Jet được dùng để đối phó các mục tiêu di chuyển và cố định dưới mặt đất, yểm trợ không kích, tấn công làm suy yếu khả năng tiếp tế của đối phương và thực hiện trinh sát trên không.

    Vũ khí trên Alpha Jet bao gồm khẩu pháo DEFA 553 30 mm, hai khẩu súng máy 12,7 mm, 4 quả bom được lắp trên cánh. Đức đã bán toàn bộ phi đội 93 chiếc Alpha jet sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhưng nó hiện vẫn phục vụ tại một số nước thành viên NATO, bao gồm Bỉ, Canada, Pháp, Bồ Đào Nha và Anh, cũng như các nước ở châu Phi, Trung Đông, và châu Á.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Hội chợ Tết?
Hội Chợ Tết St Albans Vùng: St Albans. Phone: 0425 741 498
Xem thêm

Hội chợ Tết St Albans 2024


Article sourced from DANTRI.

Original source can be found here: http://dantri.com.vn/the-gioi/nhung-may-bay-yem-tro-mat-dat-hang-dau-the-gioi-20180116165519443.htm


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ