Những sự thật về sức khỏe ít người biết khi ăn mực khô

02:00' 04-06-2022
Mực khô được nhiều người yêu thích trong mùa đi biển nhưng món này có thực sự tốt cho sức khỏe?


    Cô Vương Hiểu, người tỉnh Đại Liên, Liêu Ninh, Trung Quốc là người kinh doanh hải sản. Gần đây, không rõ vì lý do gì, cô thường xuyên cảm thấy chóng mặt, chân tay yếu ớt. Cho rằng nguyên nhân là do không được nghỉ ngơi, cô đi khám bác sĩ và được cho biết: lipid trong máu của Vương Hiểu vượt quá tiêu chuẩn. Nếu tình trạng này kéo dài, cô có thể mắc các bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não...  

    Sau khi bác sĩ trao đổi với cô về chế độ ăn uống, họ phát hiện ra vấn đề nằm ở việc cô rất thích ăn mực khô. Vương Hiểu tin rằng mực khô giàu chất đạm, tốt cho sức khỏe nên hay lai rai mỗi ngày. Tuy nhiên, theo bác sĩ, hàm lượng cholesterol trong mực khô rất cao, thậm chí gấp 10 lần gan lợn. Ăn mực khô thường xuyên sẽ khiến hàm lượng cholesterol trong cơ thể tăng cao, làm máu đặc lại và hàm lượng mỡ trong máu vượt quá tiêu chuẩn, lâu dần dẫn đến bệnh mỡ máu. Bác sĩ khuyên cô nên giảm tối đa việc ăn lai rai món mực. 

    Cách chế biến món ngon từ mực khô - Thông tin đặc sản Việt - các món ăn  ngon, kinh nghiệm nấu ăn đặc sản

    Sau khi tìm hiểu thêm, Vương Hiểu còn được biết, cứ 100 gam mực khô thì hàm lượng cholesterol cao tới 615 mg, tức là gấp 40 lần hàm lượng cholesterol của thịt mỡ. Như vậy, cứ cắn một miếng khô mực sẽ bằng ăn 40 miếng thịt mỡ.

    Ngoài ra, bác sĩ cũng chỉ ra, hàm lượng carbohydrate trong mực khô rất cao, không tốt cho sức khỏe nếu ăn lượng nhiều. Thêm vào đó, mực khô có thành phần thủy ngân tự nhiên - đặc thù của hải sản, do đó, nên ăn lượng vừa phải, tránh việc cơ thể hấp thụ thủy ngân.

    Một số kết quả kiểm nghiệm từng chỉ ra, con mực khô còn có thể có thành phần độc tố cadmium vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Cadmium có thể là nguyên nhân gây ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến. Chất này được sử dụng trong sản xuất pin, sản xuất hợp kim, màu nhuộm... 

    Theo chuyên gia dinh dưỡng, mực khô là món "khoái khẩu" của nhiều người, ăn với lượng vừa phải sẽ không gây hại gì cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn lượng lớn, hoàn toàn không tốt cho sức khỏe bởi các nguyên nhân kể trên.

    Tổng hợp 15 món từ mực khô (khô mực) ngon hấp dẫn dễ làm nhâm nhi

    Mực khô xé sợi chấm tương ớt là món khoái khẩu của nhiều người nhưng khi ăn cũng cần hạn chế. (Ảnh minh họa)

    Bạn cũng cần lựa chọn mực khô từ các cơ sở uy tín. Sản phẩm nếu không rõ nguồn gốc có thể chứa các chất nguy hiểm, do nhiều người sản xuất sử dụng chất bảo quản có hại cho cơ thể con người để giữ cho những con mực không bị hỏng, mốc trong quá trình bảo quản và vận chuyển. Thêm vào đó, quy trình chế biến có vệ sinh hay không lại là một vấn đề cũng cần lưu tâm. Gần đây, một video gây chú ý trên mạng xã hội Hàn Quốc, khi người làm mực khô đi giày, giẫm lên đống mực rất mất vệ sinh, gây ra nhiều tranh cãi. 

    Sử dụng và bảo quản mực khô ra sao cho đúng cách?

    Bạn nên cho mực khô vào túi nilon, buộc chặt, cho vào ngăn đông tủ lạnh, tủ đông hoặc cho vào túi hút chân không rồi mới bỏ vào ngăn đông tủ lạnh. Cách này giúp bảo quản mực không 6-8 tháng. 

    Chọn mực khô thế nào mới ngon? 

    Mực khô cần có màu sắc hồng nhạt, có lớp phấn trắng bám trên bề mặt. Không nên chọn loại mực màu thẫm, sẽ dễ đắng. 

    Mực khô cần đầy đủ bộ phận (râu, thân, phao). 

    Mực có độ dày tương đối (nếu mực quá dày sẽ dễ dai), khi cầm lên có độ chắc, dính tay nhẹ, không khô rang hay nhớp nháp ướt. 

     



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Nhà hàng?
Crystal Jade Vùng: Melbourne. Phone: 9639 2633
Xem thêm

ẩm thực đồ biển Trung Hoa ngon nhất vùng Melbourne


Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/can-mau-kho-muc-bang-an-40-mieng-thit-mo-nhung-su-that-it-nguoi-biet-khi-an-muc-kho-c131a519915.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ