Người nào không thích hợp tập squat?
Hai chân của chúng ta phân bố là 50% dây thần kinh, 50% là mạch máu và 50% lưu lượng máu, được xưng là vùng trọng yếu của cơ thể.
Bài tập squat có thể thúc đẩy tuần hoàn máu ở chân, tăng cường cơ bắp chân. Khi chúng ta tập bài tập này, các cơ bắp chân và mông bị ép bởi lực, máu ở chân sẽ nhanh chóng quay trở lại tim. Khi hoàn thành bài tập và đứng lên, máu sẽ tiếp tục quay ngược trở lại tim.
Do đó, tuy chỉ là bài tập ngồi xuống và đứng lên đơn giản nhưng lại có tác dụng giúp thúc đẩy lưu thông máu toàn thân, làm chậm lão hoá và tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, squat tác động lên các cơ bắp chi dưới, có lợi cho việc tăng sự ổn định của xương khớp, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, hạ huyết áp, hoãn việc lão hoá não.
4 kiểu người không thích hợp tập squat
- Những người có tiền sử bệnh tim mạch hoặc các bệnh về não không phù hợp tập bài tập này. Khi ngồi xổm sẽ dễ dàng khiến cho huyết áp não bộ tăng lên, dẫn đến việc cung cấp máu cho não không đủ, có thể gây xuất huyết não.
- Những người mắc bệnh khớp cũng không nên tập squat. Khi ngồi xuống, xương khớp sẽ phải chịu một lực tương đối lớn, đặc biệt là tư thế tập sai sẽ càng gây tổn thương xương, làm cho bệnh tình thêm nặng hơn.
- Phụ nữ có thai và những người đang trong kỳ kinh nguyệt cũng không nên thực hiện bài tập này. Squat cần rất nhiều sức lực để thực hiện. Phụ nữ có thai nếu tập bài tập này sẽ dễ dẫn đến sảy thai hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt tập sẽ khiến cho lượng máu kinh nguyệt quá nhiều gây ra đau bụng. Do vậy, hai trường hợp này không nên tập squat.
- Nhóm người có thể chất kém cũng không nên tập squat. Những người thể chất kém nên cẩn thận khi tập squat cường độ cao. Bởi vì tập thể dục quá sức sẽ dễ dàng gây chấn thương cơ, ly giải cơ, suy thận và thậm chí là dẫn đến tử vong.
Bên cạnh đó, muốn có hiệu quả, bạn phải tập đúng kỹ thuật, nếu không sẽ bị phản tác dụng.
Như thế nào là squat đúng?
Squat sâu có yêu cầu cao về kéo duỗi vùng chân và eo, có tác động lớn đến đầu gối, mắt cá chân và khớp hông nhưng ít đòi hỏi đến sức căng của cơ bắp.
Cơ thể đứng tự nhiên, hai chân hơi tách ra, khoảng cách giữa hai chân rộng hơn bả vai, ngón chân hướng về hai phía ngược lại. Khi ngồi xuống, đầu gối và chân cong từ từ, kết hợp đẩy hông và mông về phía sau, dồn trọng lượng vào gót chân thay vì mũi chân, tiếp tục hạ thấp cơ thể xuống cho đến khi phần đùi song song với sàn nhà.
Cùng lúc đó hãy giữ cho đầu gối và bàn chân hướng ra ngoài, hai tay đan lại để trước ngực. Cổ, vai và mông tạo thành một đường xiên, mắt nhìn lên, ngực thẳng và hóp bụng. Sau đó giữ nguyên 2 giây và trở về vị trí ban đầu.
Article sourced from KENH14.
Original source can be found here: http://kenh14.vn/tap-squat-rat-tot-cho-co-the-nhung-co-4-nhom-nguoi-can-than-neu-khong-muon-hai-than-20200214101535301.chn