3 thói quen ăn uống ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe có thể gây bệnh ung thư
Nghiên cứu của The Lancet năm 2021 cho thấy kết quả phân tích chế độ ăn uống kéo dài hơn 20 năm tại nhiều quốc gia cũng cho thấy, khoảng 20% số người trên thế giới mắc bệnh vì ăn uống "không lành mạnh".
Không lành mạnh ở đây bao gồm sự kém an toàn của nguyên liệu, loại thực phẩm, giờ ăn và tất nhiên là thói quen ăn uống. Điển hình, có ba thói quen ăn uống gây họa, khiến người ta gọi là "họa từ miệng" rất cần phải thay đổi, đó là:
Người xưa có câu "họa từ miệng mà ra" (Ảnh minh họa)
Thay đổi thói quen ăn đồ nóng giúp giảm nguy cơ ung thư miệng và ung thư thực quản
Ăn đồ nóng là thói quen của nhiều người châu Á, đặc biệt là người trung niên và cao tuổi. Đa phần cho rằng ăn đồ nóng sẽ tốt, ấm bụng, dễ chịu. Tuy nhiên, đồ nóng khi được sử dụng, nhiệt độ quá cao đều có thể khiến miệng bị tổn thương. Nếu bạn ăn đồ nóng lâu ngày, niêm mạc thực quản và khoang miệng sớm bị tổn thương, gây viêm nhiễm, nhiệt miệng, thậm chí có khả năng gây ung thư thực quản.
Trong trường hợp bình thường, nhiệt độ của khoang miệng là khoảng 60 độ. Tốt nhất bạn không nên vượt quá giới hạn này trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Thường xuyên ăn đồ quá nóng có thể gây ung thư thực quản (Ảnh minh họa)
Bỏ thói quen ăn quá no, quá đói giúp giảm khả năng ung thư túi mật và ung thư dạ dày
Thói quen ăn "no dồn đói góp" mô tả việc chúng ta thường ăn rất no một bữa nào đó, nhưng khi đến bữa tiếp theo lại không ăn, có thể vì bận rộn công việc hay những vấn đề lặt vặt.
Trên thực tế, đó là một chế độ ăn uống không tốt. Cơ thể con người cần được cung cấp một lượng dinh dưỡng ổn định trong ngày. Nếu bạn để cơ thể lúc đói lúc no, đến một thời điểm nhất định, gánh nặng cho hệ tiêu hóa sẽ tăng đột ngột, khiến dạ dày tổn thương, làm bạn bị hao mòn sức khỏe, bệnh tật sẽ tự khắc tìm đến.
Bữa ăn quá no không chỉ gây ra gánh nặng cho nhu động đường tiêu hóa, bởi vì chất béo, carbohydrate và các chất dinh dưỡng khác cần được phân hủy và túi mật cần tiết ra nhiều dịch mật hơn. Theo thời gian, nếu cứ tiếp tục như vậy, túi mật sẽ bị căng và viêm, và nguy cơ ung thư túi mật sẽ tăng lên.
Bữa ăn quá ít chất dẫn đến tăng tiết axit dạ dày, axit dạ dày tiếp tục kích thích niêm mạc dạ dày, như loét dạ dày, viêm dạ dày, triệu chứng trào ngược axit và ợ chua, nguy cơ ung thư dạ dày về sau cũng sẽ tăng cao.
Do vậy, ăn uống đều đặn và ăn ba bữa một ngày một cách cân bằng, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Bỏ ăn quá nhiều dầu mỡ giúp ngăn ngừa ung thư gan và ung thư tuyến tụy
Nếu bạn ăn quá nhiều dầu trong một thời gian dài, mặc dù cảm giác thèm ăn được thỏa mãn nhưng sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Theo một nghiên cứu của tờ Daily Mail (Anh), gần 40% số ca tử vong do tuổi tác trên toàn cầu có liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều dầu ăn.
Ăn nhiều dầu mỡ, quá đói hay quá no đều không tốt cho sức khỏe, nhất là dạ dày (Ảnh minh họa)
Các nghiên cứu chỉ ra, duy trì lâu dài lượng dầu ăn quá nhiều sẽ gây béo phì và tăng mỡ máu, bệnh tiểu đường và các triệu chứng chuyển hóa khác, trong đó có bệnh chuyển hóa có nhiều biến chứng như ung thư. Ví dụ ung thư gan và ung thư tuyến tụy, được mệnh danh là "vua của các loại ung thư", có thể xuất hiện âm thầm trong cơ thể bạn, do bạn ăn quá nhiều chất béo.
Do đó, đồ ăn chiên rán dù ngon, bạn vẫn cần giảm tiêu thụ dầu một cách hợp lý. Theo Hướng dẫn chế độ ăn uống cho cư dân Trung Quốc, người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ khoảng 25g chất béo mỗi ngày.
Xem thêm
Luật Bồi thường thương tích cá nhân, tai nạn
Article sourced from KENH14.
Original source can be found here: http://kenh14.vn/3-kieu-an-uong-de-dan-den-benh-tat-ung-thu-20221214094834483.chn