Những dấu hiệu cảnh báo đột tử khi trời chuyển mùa
Vào ngày 18 tháng 12 năm 2021, Tiến sĩ Dương Trạch Huân, Bệnh viện Thẩm Dương trực thuộc Đại học Y khoa Trung Quốc, đã vĩnh viễn ra đi khi chỉ mới 43 tuổi!
Ngày 18/12, bác sĩ Dương vẫn đang khám và điều trị cho bệnh nhân nhưng ông không may bị nhồi máu cơ tim vào sáng sớm ngày 19 và đã tử vong khi làm nhiệm vụ.
Năm 2006, Dương Trạch Huân tốt nghiệp cao học, trở thành bác sĩ. Trong 15 năm, vị bác sĩ đã làm việc chăm chỉ và cứu sống hàng nghìn mạng người. Không ngờ rằng, ông có thể qua đời ở độ tuổi 43 với lý do nhồi máu cơ tim.
Cuộc đời bác sĩ Dương tuy ngắn ngủi nhưng không uổng phí. Sự ra đi của ông khiến nhiều người bàng hoàng. Đồng thời điều này cũng khiến chúng ta phải suy ngẫm rằng tử thần có thể có thể đến bất cứ lúc nào.
Có tới 550.000 ca đột tử do bệnh tim ở Trung Quốc mỗi năm. Hầu hết mọi người đều có ít kiến thức về đột tử. Trên thực tế, chuyện đột tử không hiếm. Không những vậy, vấn đề này còn dần trở nên phổ biến hơn ở giới trẻ.
Báo cáo về bệnh tim mạch Trung Quốc do Trung tâm Tim mạch Quốc gia đưa ra cho thấy: 1/4 các biến chứng đầu tiên của bệnh mạch vành là đột tử, và số ca đột tử do tim ở Trung Quốc hàng năm lên tới 550.000 người. Con số này tương đương với khoảng 1.500 ca tử vong do ngừng tim mỗi ngày.
5 tín hiệu cảnh báo đột tử
1. Tức ngực và đau ngực
Nếu tình trạng tức ngực, đau tức ngực kéo dài nửa tiếng mà không thuyên giảm thì bạn cần cảnh giác với những cơn đau như thế này. Tình trạng đau tức ngực còn có thể đi kèm với dấu hiệu của nhồi máu cơ tim cấp.
Trước khi đột tử, một số bệnh nhân sẽ bị tức ngực dữ dội, vã mồ hôi nhiều kèm theo các triệu chứng như khó thở, đau vai, đau dạ dày và có đặc điểm là các đợt tái phát lặp lại định kỳ.
Hình minh họa. Ảnh: Complete Care
2. Đánh trống ngực
Đối với những người không có tiền sử bệnh tim, nhưng nhịp tim đột ngột tăng nhanh thì đó cũng là một dấu hiệu cần cảnh giác. Trong trường hợp tim đập hơn 100 nhịp/phút thì đây có thể là phản ứng căng thẳng và cảnh báo cần được nghỉ ngơi.
Lúc này, chúng ta cần ngồi lại để theo dõi và cần phải nhờ tới sự trợ giúp của người thân hoặc đến cơ sở khám bệnh gần nhất để được kiểm tra.
3. Ngất không rõ lý do
Tim ngừng đập đột ngột, hoặc đập nhanh bất thường có thể khiến lượng máu cung cấp lên não không đủ. Đây là nguyên nhân làm cơ thể mất thăng bằng dẫn đến ngất xỉu, ngã.
4. Khó thở, phù nề chi dưới
Nếu trước đây bạn thường đi bộ nhanh hoặc leo cầu thang mà không thấy khó chịu mà đột nhiên cảm thấy khó có thể vận động như trước thì cần phải cảnh giác. Trong trường hợp cơ thể mệt mỏi đi kèm với cảm giác khó thở sau khi hoạt động, thở kém và thậm chí phù nề chi dưới thì rất có thể đây là một dấu hiệu của bệnh suy tim nặng.
5. Các triệu chứng không điển hình
Những người có các yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành rõ ràng hoặc có tiền sử bệnh tim mạch vành cần đặc biệt chú ý điều này. Khi có các triệu chứng đau thắt ngực không điển hình khó nhận biết, chẳng hạn như đau răng dai dẳng, đau bụng và đau chi trên thì phải đặc biệt lưu ý. Khi tình trạng này không có dấu hiệu giảm bớt, chúng ta cần ngay lập tức tìm đến bác sĩ để tránh gặp phải rủi ro đối với tính mạng.
4 yếu tố làm gia tăng nguyên nhân đột tử
1. Những thói quen xấu
Chế độ ăn uống không lành mạnh, lịch làm việc ngày đêm đảo lộn, và ngồi nhiều ít vận động đều có thể là những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến đột tử. Người hút thuốc, uống rượu nhiều trong thời gian dài dễ bị tổn thương chức năng thần kinh tự chủ, một khi tổn thương nặng sẽ làm tăng nguy cơ đột tử do các vấn đề về tim mạch.
Hình minh họa. Ảnh: CNN
Chế độ ăn nhiều calo trong thời gian dài, thường xuyên thức đêm và những thói quen xấu khác sẽ từ từ sẽ ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta. Theo thời gian, một lượng lớn mảng bám lipid sẽ bị lắng đọng trên thành ống và thành ngoài mạch máu.
Điều này chẳng khác nào gieo nhiều "quả bom" vào cơ thể. Khi "quả bom" phát nổ bất ngờ mà không được đưa đi cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến thảm cảnh đột tử.
2. Các môn thể thao cường độ mạnh
Trong quá trình tập thể dục, hormone tăng nhanh, kích thích nhịp đập của tim, tăng tiêu thụ oxy của cơ tim. Điều này sẽ rút ngắn thời gian máu chảy vào động mạch vành. Nếu tim có vấn đề từ trước đó, điều này có thể gây ra thiếu máu cục bộ. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị đột tử.
Do đó, tất cả mọi người cần chú ý hoạt động thể chất cần phù hợp, không để cơ thể bị quá tải. Đặc biệt những người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch càng nên cảnh giác.
3. Thay đổi nhiệt độ đột ngột
Vào mùa hè, thời tiết nóng nực. Đổ mồ hôi nhiều sẽ dẫn đến nhiệt độ thay đổi thất thường, dễ gây đột tử. Vào mùa đông, tình trạng nhồi máu cơ tim và huyết khối não sẽ tăng lên đáng kể, nhiệt độ giảm đột ngột thường gây ra đột tử do tim.
Do nhiệt độ trong và ngoài mùa đông chênh lệch lớn, chân tay, đầu mặt tiếp xúc với không khí lạnh, sau khi bị khí lạnh kích thích mạch máu sẽ co thắt sinh lý làm tăng gánh nặng cho tim.
4. Tính khí thất thường
Khi bị căng thẳng tột độ, lo lắng hoặc sợ hãi tột độ trong một cảnh phim nào đó, cơ chế thần kinh nội tiết sẽ gây co thắt và co thắt động mạch vành, dẫn đến thiếu máu cục bộ cơ tim.
Công việc áp lực cao trong thời gian dài, phấn khích quá độ, buồn bã, áp lực kéo dài... cũng có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến đột tử. Căng thẳng tinh thần về lâu dài, một khi áp lực tâm lý đến giới hạn, tâm thần có thể sinh ra bệnh tật và gián tiếp dẫn đến tình trạng này.
Theo Aboluowang
CherryHill – mang niềm vui đến cho cả gia đình
Article sourced from KENH14.
Original source can be found here: http://kenh14.vn/5-dau-hieu-canh-bao-can-benh-de-doa-tinh-mang-thuong-gap-khi-troi-chuyen-lanh-dot-ngot-20221207124252294.chn