Massage vùng 'tam giác chết' ở cổ có thể gây ra 3 nguy hại lớn đối với sức khỏe

18:00' 26-04-2022
Khi đi làm về mệt mỏi, nhiều người muốn được xoa bóp để trị mỏi vai gáy, tuy nhiên bạn chớ dại mà đụng vào vùng tam giác chết ở cổ này bởi nó có thể gây đột quỵ trong trường hợp nặng.


    Ngày nay, khi tốc độ phát triển của khoa học công nghệ được tính chỉ bằng giây thì cuộc sống của con người ngày càng gắn bó nhiều hơn với các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính... Một trong những ảnh hưởng thường gặp nhất của điều này là sự xuất hiện của chứng mỏi vai gáy, xảy ra thường xuyên hơn ở người trẻ. Để giải quyết những cơn nhức mỏi khó chịu này, nhiều người sẽ tìm đến việc xoa bóp, mát xa thư giãn.

    Bác sĩ Thi Dịch Trọng, Giám đốc Khoa tim mạch của Phòng khám Liên An, Tổ chức Y tế Dự phòng Liên An, Trung Quốc cho biết, massage là cách để giúp cơ thể thư giãn, giúp giải độc và tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, với một số vị trí trên cơ thể, khi massage phải thận trọng hoặc không xoa bóp để tránh nguy hiểm.

    Vùng "Tam giác chết" ở cổ là một khu vực cấm xoa bóp

    Xoa bóp sai bộ phận có thể gây đột quỵ, đặc biệt là vùng này ở cổ - 1

    Vùng tam giác chết ở cổ

    Bác sĩ Thi Dịch Trọng cho biết ở cổ có một vùng “tam giác chết”, vùng này nối từ sau tai đến ngực rồi đến cằm tạo thành một hình tam giác. Vùng này rất nguy hiểm khi xoa bóp, nơi có chứa hai mạch máu quan trọng gọi là động mạch cảnh - mạch máu đưa chất dinh dưỡng nuôi toàn bộ não.

    Bác sĩ Thi nói: "Các động mạch quan trọng khác của cơ thể con người hầu như đều nằm ở sâu trong cơ thể và thường nằm dưới xương, nhưng động mạch cảnh chỉ được bảo vệ bởi lớp da mỏng. Do đó, việc xoa bóp khu vực này không đúng cách có thể gây ra đột quỵ trong trường hợp nặng”.

    Xoa bóp vùng 'tam giác chết' ở cổ có thể gây ra 3 nguy hại lớn đối với sức khỏe

    1. Chèn ép vào xoang động mạch cảnh, khiến nhịp tim và huyết áp giảm

    Xoang động mạch cảnh là bộ phận cảm biến áp suất của cơ thể, nếu bị chèn ép mạnh sẽ khiến dây thần kinh phó giao cảm kích thích dây thần kinh phế vị phóng điện, khiến nhịp tim chậm và huyết áp giảm mạnh. Trong trường hợp nghiêm trọng, xoa bóp "vùng tam giác chết" ở cổ thậm chí có thể gây ngất xỉu ngay lập tức.

    Trong y học, đôi khi bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim hoặc phải đi cấp cứu chỉ vì bị tác động lực vào xoang động mạch cảnh. Khi đó, nếu bác sĩ không có bất kỳ thiết bị y tế nào trong tay, đôi khi họ sẽ phải xoa bóp xoang động mạch cảnh để giúp bệnh nhân ổn định hoặc điều chỉnh nhịp tim. Tuy nhiên, người bình thường thì tốt nhất không nên ấn ngẫu nhiên vào vùng này.

    2. Chèn ép mạch máu, dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ

    Xoa bóp sai bộ phận có thể gây đột quỵ, đặc biệt là vùng này ở cổ - 2

    Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là do lượng máu lưu thông không đủ. Trong quá trình xoa bóp cổ, áp lực lên các mạch máu tăng khiến lượng máu lưu thông bị giảm, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên, thông thường loại đột quỵ này sẽ khởi phát ngay khi xoa bóp, đặc biệt một số người có vấn đề về hẹp mạch máu. Do đó, nếu không hiểu biết kỹ thuật chính xác khi xoa bóp, tốt nhất mọi người không nên tác động mạnh lên vùng cổ.

    3. Xoa bóp gây chấn thương nội mô, hình thành huyết khối, dẫn đến đột quỵ 

    Khi có mảng xơ vữa trong mạch máu, lớp nội mô của mạch máu có thể bị tổn thương trong quá trình xoa bóp. Ngoài các mảnh vụn mảng bám nổi lên theo dòng máu, đôi khi cơ thể có vết thương, các tiểu cầu trong máu sẽ tụ và đông lại để chữa lành vết thương. Tuy nhiên, dòng máu chảy trong động mạch cảnh nhanh, cục máu đông ở đây có thể rơi ra một số mảnh nhỏ, sau đó kẹt lại trong mạch máu tạo thành huyết khối. Loại đột quỵ này sẽ xảy ra trong vòng 3 ngày sau khi xoa bóp.

    Đối tượng nào không nên xoa bóp bấm huyệt?

    Xoa bóp sai bộ phận có thể gây đột quỵ, đặc biệt là vùng này ở cổ - 3

    Mặc dù xoa bóp bấm huyệt có tác dụng tốt trong cả phòng và chữa bệnh nhưng không phải ai cũng sử dụng được biện pháp này. Cụ thể có những đối tượng không nên xoa bóp bấm huyệt:

    - Là những người có chấn thương ở xương khớp, cơ bao gồm vết thương kín và hở. Nguyên nhân: vì những vận động khi bấm huyệt sẽ gây chấn thương các vùng xương đó.

    - Các vết thương tấy đỏ hoặc lở loét vì nếu xoa bóp bấm huyệt tại các vùng này có thể gây nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.

    - Bên cạnh đó, những bệnh lý nội khoa khác cũng không được sử dụng phương pháp xoa bóp bấm huyệt như đau vòi trứng, đau hoặc viêm ruột thừa.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Nhà hàng?
Crystal Jade Vùng: Melbourne. Phone: 9639 2633
Xem thêm

ẩm thực đồ biển Trung Hoa ngon nhất vùng Melbourne


Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/o-co-co-mot-tam-giac-chet-xoa-bop-pham-vao-do-co-the-gay-hai-tham-chi-dot-quy-c131a515524.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ