Kiểu dạy dỗ sai lầm khiến con thông minh đến mấy cũng thui chột tài năng
Nhiều người ở thế hệ trước đã trải qua một cuộc sống khó khăn. Khi lên chức bố mẹ, họ không tránh khỏi việc tằn tiện, để ý những lợi ích vụn vặt nhằm chắt bóp cho gia đình. Trong việc dạy con cũng vậy, nhiều khi cha mẹ cho rằng mình đang dạy con tiết kiệm, nhưng thực chất đang suy nghĩ thiển cận, chắt bóp thái quá và dễ biến con thành người keo kiệt.
Thực chất, kiểu tư duy này là "tư duy người nghèo". Chúng ta dễ dàng nhìn thấy khi đến nơi công cộng. Tất cả chúng ta đều biết rằng trẻ em có chiều cao dưới 1m2, hoặc dưới 6 tuổi (các quy định khác nhau ở mỗi nơi) được di chuyển bằng phương tiện công cộng miễn phí, hoặc không bị tính tiền suất ăn, hoặc chỉ tính 50%.
Tuy nhiên, một số phụ huynh đưa con đi chơi, dù con họ đã cao lớn, hoặc thừa tuổi nhưng vẫn cố nói dối để được ưu đãi. Hành động này của cha mẹ tuy "tiết kiệm" được ít chi phí nhưng lại vô tình làm gương xấu cho con cái, ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, hành động của trẻ sau này.
Ảnh minh họa.
"Tư duy người nghèo" khiến các bậc cha mẹ luôn tính toán, chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt mà bỏ qua việc xây dựng nhân cách tốt, trau dồi kiến thức cho con cái. Chẳng hạn nếu cố gắng đầu tư cho con học hành thì tương lai sẽ tươi sáng hơn, nhưng cha mẹ lại chỉ chăm chăm muốn con đi làm sớm để kiếm 1 khoản tiền trước mắt. Được nuôi dạy bởi kiểu cha mẹ này thì về ban đầu, trẻ có thông minh, thiên chất đến mấy thì dần dà cũng thui chột tài năng.
Thực tế, ba kiểu giáo dục dưới đây chính là "tư duy người nghèo", cha mẹ cần rút kinh nghiệm và tránh:
1. Khóc lóc, kể khổ với con
Có nhiều bậc cha mẹ thích khóc lóc kể nghèo, kể khổ với con. Ý định ban đầu của họ có thể là muốn con hình thành thói quen tiết kiệm, chăm chỉ. Chẳng hạn: "Bố mẹ phải làm bục mặt để con được đi học", "bố mẹ còng lưng đóng tiền học phí",...
Những điều này khiến con cái cảm thấy tội lỗi, cảm thấy mình chính là nguyên nhân khiến cha mẹ vất vả. Và nó dần ảnh hưởng sự phát triển thể chất và tinh thần của con. Con sẽ cảm thấy gia đình mình rất nghèo và nảy sinh cảm giác tự ti, luôn nhạy cảm.
Ảnh minh họa.
2. Quá bận tâm đến chuyện tiền bạc
"Con mới mua tài liệu học tập mà, sao giờ lại mua nữa?", "Việc gì phải đi dã ngoại với lớp, ở nhà mà ôn bài cũng được",... - đủ mọi lý do, câu hỏi mà cha mẹ đưa ra mỗi khi không muốn cho con một khoản tiền nào đó. Tiết kiệm là điều tốt, nhưng số tiền cần phải tiêu thì vẫn phải tiêu!
Nếu cha mẹ có tính cách cân đo đong đếm quá mức thì con cũng sẽ có tính này. Không chỉ vậy, cha mẹ quá chi li trong việc chi tiền cho việc học sẽ gián tiếp lãng phí tài năng của con.
3. Chỉ tập trung vào lợi ích trước mắt và không chịu đầu tư cho con cái
Tất cả chúng ta đều biết rằng học tập là một sự đầu tư lâu dài, thường mất hơn mười năm kể từ khi trẻ bắt đầu đi học cho đến khi tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên một số phụ huynh chỉ tập trung vào những sở thích trước mắt mà không chịu đầu tư cho con cái. Đặc biệt, các bậc phụ huynh ở nông thôn cảm thấy việc học hành là vô ích, họ chỉ đợi con mình đủ 18 tuổi rồi cho con đi làm.
Ngoài ra, một số trẻ có thể bộc lộ năng khiếu trong một lĩnh vực nào đó, chẳng hạn như hội họa ngay từ khi còn nhỏ. Nếu cha mẹ sẵn sàng chi tiền để giúp con đăng ký một lớp học theo sở thích, biết đâu con họ có thể lập được thành tích trong lĩnh vực hội họa trong tương lai. Nhưng một số phụ huynh cảm thấy vẽ tranh là vô ích, không chịu đầu tư cho con cái để rồi lãng phí tài năng của con mình.
Sau cùng, cha mẹ nên tránh ba phương pháp giáo dục này, và sẵn sàng chi tiền cho con cái, đặc biệt là trong học tập. Vì xét đến sự trưởng thành của trẻ thì việc đầu tư cho việc học chắc chắn là tiết kiệm chi phí nhất.
Hội chợ Tết St Albans 2024
Article sourced from KENH14.
Original source can be found here: http://kenh14.vn/3-kieu-day-do-sai-lam-cua-cha-me-kem-coi-con-thong-minh-den-may-cung-thui-chot-tai-nang-20220622213147258.chn