Giấc ngủ gián đoạn hay xuyên đêm là tốt nhất cho sức khỏe?
Khoảng một năm sau đại dịch, Marcela Rafea bắt đầu có thói quen thức giấc lúc 3 giờ sáng. Cô bước ra khỏi giường, rón rén vào phòng khách, ngồi thiền, tập vài tư thế yoga và mở cửa sổ để nghe tiếng lá xào xạc, tiếng xe cộ chạy qua hay tiếng chó sủa.
6 giờ sáng, cô lại vào giường, ngủ tiếp cho đến khi đứa con út đánh thức lúc 7 giờ. Nhiếp ảnh gia 50 tuổi, mẹ của ba đứa trẻ ở Oak Park, Ill, cho biết: "Tôi phải thức để bù đắp khoảng thời gian riêng cho mình".
Rafea không hay biết, cô đã quay lại chu kỳ ngủ tiêu chuẩn của nền văn minh cổ đại. Thời đó, nhiều người đi ngủ lúc mặt trời lặn và thức dậy lúc 3h-4h sáng. Họ giao lưu, đọc sách, ăn nhiều bữa nhỏ trong một hoặc hai ba giờ tiếp theo trước khi ngủ tiếp giấc thứ hai trong 3-4 tiếng nữa.
A.Roger Ekirch, giáo sư lịch sử tại Đại học Virginia Tech và là tác giả của cuốn sách "At Day's Close: Night in Times Past", cho hay chỉ khi ánh sáng nhân tạo ra đời, con người mới bắt đầu ép mình ngủ suốt đêm. Bây giờ, nhiều người đang lên lịch riêng, làm việc ở nhà, tập trung hơn vào chăm sóc bản thân. Một số người quay lại chu kỳ ngủ gián đoạn.
Ảnh minh họa: Evan M. Cohen
Giáo sư Ekirch, người đã nghiên cứu giấc ngủ gián đoạn trong 35 năm qua, cho biết có hơn 2.000 tài liệu tham khảo, từ nhật ký, hồ sơ tòa án, báo chí, kịch, thơ...
Benjamin Reiss, giáo sư tiếng Anh tại ĐH Emory cho hay, hiện tượng ngủ gián đoạn có nhiều tên gọi khác nhau: giấc ngủ đầu và giấc ngủ thứ hai, giấc ngủ ngắn và giấc ngủ sâu, giấc ngủ tối và giấc ngủ sáng.
Thời cổ đại con người ngủ gián đoạn do đặc thù mô hình lao động là nông nghiệp và thủ công. Hồi đó, loài người không có áp lực phải đến nhà máy đúng giờ, bắt xe hay đưa con đi học. Giấc ngủ không bị chi phối bởi đồng hồ, mà bởi nhịp điệu của ngày, đêm và những thay đổi trong mùa.
Cuộc cách mạng công nghiệp ra đời, đề cao lợi nhuận và năng suất. Con người tin giới hạn giấc ngủ trong một khoảng thời gian duy nhất sẽ có lợi hơn. Ánh sáng nhân tạo xuất hiện cho phép con người ngủ muộn hơn, dẫn đến giấc ngủ xuyên suốt.
Theo một nghiên cứu gần đây của các nhà nghiên cứu tại ĐH Pennsylvania (Mỹ), đại dịch đã khiến thời gian biểu của con người linh hoạt hơn. Họ bắt đầu thử nghiệm kiểu ngủ cũ.
Mark Hadley, một giám đốc tài chính 52 tuổi ở North Bend, Ore cho hay, trong 20 năm qua, ông luôn thức giấc nửa đêm và chỉ nằm đó. Về mặt thể chất, ông muốn thức dậy, nhưng biết mình cần ngủ nhiều hơn.
Hadley đã nghe nói về giấc ngủ gián đoạn, nhưng không có thời gian thử nghiệm, cho đến khi phải làm việc từ xa do đại dịch. Tháng 8/2021, ông bắt đầu ngủ lúc 10 giờ tối, tự tỉnh lúc hai giờ sáng. Ông đọc sách và cầu nguyện trong một giờ rưỡi hoặc hai giờ, sau đó ngủ tiếp lúc ba rưỡi hoặc bốn giờ sáng cho đến khi vợ đánh thức lúc sáu rưỡi, bảy giờ sáng.
"Đây là những gì cơ thể đang cố gắng làm, dù tôi chưa bao giờ đòi hỏi. Cuối cùng, tôi đã tìm được thói quen ngủ lành mạnh", ông nói.
Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn có tranh cãi về lợi ích của giấc ngủ gián đoạn.
Matthew Ebben, phó giáo sư tâm lý học thần kinh học lâm sàng Mỹ, cho biết: "Chúng tôi không thực sự biết tác động lâu dài của giấc ngủ gián đoạn vì chúng tôi không thực sự có nhiều dữ liệu về nó".
Nicole Avena, nhà tâm lý học sức khỏe và trợ lý giáo sư khoa học thần kinh tại trường Y Mount Sinai, cho rằng ngủ gián đoạn có thể gây mệt mỏi và buồn ngủ hơn. Ngoài ra, tiến sĩ Avena cho biết, ngủ gián đoạn đòi hỏi chúng ra phải ngủ sớm hơn, dẫn đến thiếu hiệu quả trong sắp xếp lịch trình công việc.
Đó là lý do vì sao Kristopher Weaver, một nhạc sĩ 43 tuổi, ở Pennsylvania, chỉ ngủ gián đoạn được vài đêm một tuần.
Anh ngủ từ 7h-11h tối, rồi ngủ lại từ 3h-7h sáng. Trong khoảng thời gian nghỉ giữa giấc ngủ thứ nhất và thứ hai, tâm trí tĩnh lặng và được sạc lại, Weaver có nhiều năng lượng hơn để sáng tác. Những đêm phải ngủ một giấc, anh cần cafe và chất kích thích khác để làm việc ngày hôm sau.
Đối với Danielle Hughes, 33 tuổi, giấc ngủ được gián đoạn là một phương thuốc chữa chứng mất ngủ. Cô Hughes, ở Dublin, Ireland, mất cả năm thăm khám bác sĩ, cố tìm giải pháp cho chứng tỉnh giấc giữa đêm của mình. Cuối cùng cô đã đọc về giấc ngủ gián đoạn trên Google.
"Như ánh sáng cuối đường hầm. Toàn bộ lo lắng của tôi giảm hẳn. Tôi thấy đêm ngủ ít cũng được, miễn là mình tận dụng thời gian thức một cách hiệu quả hơn", cô nói. Khi biết về khái niệm ngủ gián đoạn, Hughes ngủ từ 2-6h sáng và ngủ lại từ 2-6h chiều.
Alex Savy, một huấn luyện viên khoa học về giấc ngủ ở Toronto, Canada, cho biết, nếu lo lắng về chứng mất ngủ như Hughes, ngủ gián đoạn là giải pháp lý tưởng.
"Khi ngủ gián đoạn, những người đau dạ dày không cần phải lo lắng khi thức giấc giữa đêm. Họ có thể điều chỉnh lịch trình phù hợp với chứng mất ngủ và giảm bớt căng thẳng liên quan", ông nói.
Tiến sĩ Avena cho biết, ngủ gián đoạn không dành cho tất cả mọi người. Bà khuyên chỉ người đã và đang có vấn đề về giấc ngủ mới nên thử nghiệm. "Tôi nghĩ dù có thể giúp ngủ ngon hơn, nó có thể gây ra hậu quả hơn là lợi ích với người khó ngủ", bà nói.
Trường có truyền thống về các chương trình học thuật, âm nhạc, thể thao và nghệ thuật.
Article sourced from VNEXPRESS.
Original source can be found here: https://vnexpress.net/ngu-gian-doan-hay-xuyen-dem-tot-hon-4427729.html