Đến lúc này tôi mới hiểu tại sao chồng trước khi mất lại bắt vợ xé tất cả giấy nợ đi
Chồng tôi làm chủ thầu xây dựng, thường xuyên nhận những công trình xa gần. Do anh làm cẩn thận, giá thành hợp lý nên nhiều người trong làng, xã rất tín nhiệm. Có gia đình xây nhà mà chồng tôi bận chưa nhận thì sẽ rời sang thời gian khác để đợi anh làm cho.
Bao năm làm xây dựng nên anh có thu nhập khá. Anh xây được nhà cao cửa rộng cho vợ con ở. Thậm chí sau khi sinh con đầu lòng xong, chồng còn dành tầng 1 của ngôi nhà mặt ngõ đang ở để mở cho vợ 1 cửa tiệm bán đồ tạp hóa và điện nước. Cửa tiệm này của tôi được người trong làng mua nên cũng có thêm 1 khoản thu nhập.
Vì kinh tế gia đình có của ăn của để và con đầu lòng đã lớn nên chúng tôi lên kế hoạch sinh con thứ 2. (Ảnh minh họa)
Có những hôm vợ đi khám thai định kỳ, chồng còn nghỉ làm đưa đi. Với anh công việc làm cả đời, riêng chuyện liên quan đến vợ con, bố mẹ luôn phải đặt lên hàng đầu. Tôi rất hạnh phúc vì có người chồng tâm lý, trưởng thành như thế.
Khi cuộc sống đang vui vẻ thì một ngày chồng tôi bị mắc bệnh ung thư gan. Thấy trong người không khỏe, anh đi khám thì đã bị ung thư giai đoạn cuối. Là vợ, tôi luôn muốn đưa chồng điều trị bệnh nhưng anh một mực không chịu. Anh bảo bệnh đã ở giai đoạn này thì không có cách nào cứu vãn được, không nên tốn tiền vô ích vào việc đó.
Tôi còn nghĩ thời điểm này đòi nợ là dễ nhất vì tôi bụng mang dạ chửa, chồng bệnh nặng, người ta sẽ thương tình trả khoản nợ. Nhưng đi đòi chỉ được lác đác vài nhà trả còn hầu hết họ toàn khất vì bảo làm ăn khó khăn, chưa có tiền.
Những ngày trước khi chồng qua đời, anh dặn tôi sau khi mất cầm các tờ giấy vay nợ đến từng hộ trong làng đòi nợ. Nếu như họ trả được thì tốt, còn không trả được phải xé hết giấy nợ ngay và đừng nghĩ đến khoản nợ này nữa. Tôi hứa sẽ làm theo mà chẳng hiểu được tại sao anh lại hiền lành, chẳng buồn đòi những khoản nợ cũ đã cho vay như thế.
Khi chồng qua đời, tôi đã làm đúng như lời anh nói. Hầu hết mọi người đều không trả được tiền nợ nên tôi đã xé giấy nợ cho họ, bảo từ giờ họ không còn nợ nhà tôi đồng nào nữa. Đó là tâm nguyện của chồng tôi trước khi mất.
Sau đó tôi cũng bước vào lần vượt cạn thứ 2 an toàn và suôn sẻ. Sau sinh, dù có 2 bà chăm sóc nhưng vì một nách 2 con nên tôi phải tạm thời đóng cửa hàng tạp hóa 1 thời gian. Nhưng cũng thời điểm này, nhiều người trong làng luôn ra cửa hàng tạp hóa nhà tôi gõ cửa để mua hàng. Đó hầu hết là những người đã nợ tiền chồng tôi năm xưa. Thấy vậy 2 tuần sau sinh tôi mở cửa hàng như bình thường. Số tiền hàng hóa họ mua khiến tôi kiếm được đồng ra đồng vào. Nhờ số tiền này mà tôi ăn uống bồi dưỡng ở cữ thoải mái, chẳng phải lấy tiền tiết kiệm từ trước ra tiêu pha.
Thấy tôi bán hàng sớm, lại thi thoảng phải khuân vác thùng hàng nặng sau sinh nên 2 bà đều không yên tâm, cứ bắt đóng cửa hàng nhưng tôi không chịu. Vì sau sinh thường tôi khỏe khoắn lắm.
Trước khi mất, chồng muốn vợ bầu xé hết các giấy cho vay nợ đi. (Ảnh minh họa)
Giờ cửa hàng đang có nhiều người mua, lượng khách đến ủng hộ ổn định như vậy, đóng cửa tôi tiếc đứt ruột. Nhưng 2 bà bảo trước người ta ở cữ cả 3 tháng nghỉ ngơi không làm gì, còn tôi mới 2 tuần đã bán hàng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.
Những ngày vừa bán hàng vừa cùng 2 bà chăm con ở cữ này tôi mới hiểu vì sao chồng trước khi mất lại bắt vợ xé các giấy nợ đi. Chỉ vì anh nhìn xa trông rộng, muốn vợ con được sống bình thường, an yên, vui vẻ không vướng vào vòng xoáy đòi nợ đầy hiềm khích rắc rối, mâu thuẫn và phức tạp. Đã vậy, những người thực sự muốn trả nợ, họ sẽ bằng cách này hay cách khác để trả thôi, như cách tôi được mọi người ủng hộ mua hàng nhiều là một ví dụ.
Sau sinh mẹ nên ở cữ bao nhiêu ngày?
Ở cữ thực chất là khoảng thời gian để người mẹ nghỉ ngơi, bồi bổ sức khỏe để cơ thể phục hồi sau hành trình “vượt cạn” đầy gian nan. Bất cứ người mẹ sau sinh nào cũng cần được tạo điều kiện để ở cữ. Ở cữ đủ thời gian và đúng cách giúp sức khỏe mẹ nhanh chóng phục hồi. Việc này cũng giúp hạn chế những nguy cơ giảm sút sức khỏe về lâu dài như đau lưng, đau đầu, rối loạn tâm thần…
Không chỉ có ở Việt Nam, phụ nữ ở tất cả các quốc gia trên thế giới đều rất chú trọng khoảng thời gian ở cữ. Đặc biệt, ở cữ không chỉ là thời gian dành cho chăm sóc thể chất mà còn phải chú trọng chăm sóc sức khỏe tinh thần của người mẹ.
Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam, thời gian ở cữ phải đủ 3 tháng 10 ngày. Tuy nhiên khi đã hiểu ở cữ là gì, chúng ta đều biết rằng không có quy định “cứng” về thời gian ở cữ cho mọi sản phụ. Trong xã hội hiện đại, thời gian ở cữ của phụ nữ sau sinh được rút ngắn hơn và tùy thuộc vào sức khỏe, thể trạng của từng mẹ.
Thông thường, nếu sức khỏe mẹ sau sinh ổn định, khoảng 1 tháng là người mẹ đã có thể phục hồi và bắt đầu quay trở lại cuộc sống thường nhật. Nếu người mẹ khỏe hơn, phục hồi nhanh hơn, thời gian có thể ngắn hơn 1 tháng. Nhưng tốt nhất, sản phụ nên nghỉ ngơi cho đến khi cơ thể thực sự sẵn sàng kết thúc thời kỳ ở cữ. Bởi khoảng thời gian này tuy ngắn ngủi nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng với sức khỏe của cả mẹ sau sinh và trẻ sơ sinh.
Xem thêm
Luật Bồi thường thương tích cá nhân, tai nạn
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/cuoc-song-me-bau/phut-cuoi-doi-chong-yeu-cau-vo-bau-xe-het-giay-cho-vay-no-vai-thang-sau-toi-moi-hieu-viec-anh-lam-c292a580572.html