Khi trẻ thường xuyên cãi nhau, cha mẹ xử lý như thế nào?
ảnh minh họa
Nên giải hòa công bằng với các con
Đối xử công bằng với con cái, giúp cho con biết kiềm nén cảm xúc của mình và không để tính đố kỵ làm ảnh hưởng đến q.uan h.ệ của những đứa trẻ là bố mẹ đã tạo được tình cảm gắn kết giữa các thành viên trong gia đình với nhau.
Đòi hỏi công bằng là một bản năng không thể thiếu của con người. Các ông bố bà mẹ sẽ không thể giải quyết được bất hòa giữa con cái với nhau nếu thiếu đi sự công minh. Đôi lúc bố mẹ vì quá bận rộn nên không tìm hiểu nguyên nhân, khi nghe các con tranh giành, cãi vã hoặc đ.ánh nhau thì bắt phạt hay đ.ánh đòn cảnh cáo cả hai đứa để “lần sau đỡ phải gây chuyện ồn ào”.
Khi vấn đề không được giải quyết sẽ khiến cho một trong hai đứa trẻ cảm thấy mình bị đối xử bất công và sinh ra oán trách bố mẹ. Những cảm xúc ấm ức bị dồn nén lâu dần sẽ gây tổn thương không nhỏ đến tâm lý của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.3
Tuyệt đối không so sánh các con với nhau
Việc so sánh những đứa trẻ với nhau rất dễ khiến chúng chạm lòng tự ái và tổn thương sự tự tin. Nếu trẻ ghen tỵ với chị vì chị học giỏi hơn, bố mẹ có thể tâm sự nhẹ nhàng để trẻ hiểu rằng ai cũng có những điểm mạnh và điểm hạn chế riêng. Không nên so sánh trẻ với anh chị em trong nhà, hoặc nếu muốn so sánh nhằm khích lệ trẻ nỗ lực, phấn đấu thì bố mẹ cần tế nhị và thật khéo léo.
Cha mẹ nên dạy trẻ biết giải hòa
Bố mẹ cần phải dạy con cách đối phó với tình huống tranh cãi. Khi trẻ đã bình tĩnh trở lại và cởi mở hơn, hãy tâm sự với con về tình huống đ.ánh nhau lúc trước. Không ít những ông bố bà mẹ vì quá mệt mỏi trước những “cuộc chiến” thường xuyên của trẻ nên đã để cho chúng “t.ự x,ử”. Nếu sau những “cuộc chiến” không phân thắng bại, chúng sẽ cảm thấy chán và chọn giải pháp hòa bình. Bố mẹ sẽ rất bất ngờ khi thấy trẻ sau một hồi tranh giành, khóc lóc chúng lại thân thiện, ríu rít “anh anh, em em” trông rất tình cảm.
Đôi khi bố mẹ cũng cần chọn cách này để tập cho trẻ biết tự giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, bố mẹ không nên hoàn toàn để trẻ tự giải quyết mà hãy âm thầm dõi theo chúng bởi trong quá trình tranh cãi, những đứa trẻ có thể không làm chủ được hành vi của mình dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Muốn cho trẻ sống vui vẻ, hòa thuận với nhau, bản thân cha mẹ và ông bà phải luôn là những người đối xử công bằng, tôn trọng cá tính của trẻ. Quan tâm đến con và giúp con kiểm soát cảm xúc là cha mẹ đã tạo được tình cảm gắn kết giữa các thành viên trong gia đình với nhau rồi.
Can thiệt không cho các bé đ.ánh nhau
Khi phát hiện trẻ cãi cọ và có nguy cơ đ.ánh nhau, bị th.ươ.ng thì mẹ cần tham gia giải quyết ngay. Sự can thiệp này nhằm giữ an toàn cho các bé, và trong số đó sẽ bao gồm việc giữ cho các bé hoặc giải cứu một bé nào đó bị th.ươ.ng khỏi anh chị em. Một bà mẹ từng kể về trường hợp phải giải cứu cậu con nhỏ mới 3 tuổi khi anh trai của bé đang muốn lấy ngón tay của em để đập vào cửa.
Cha mẹ cần can thiệp ngay khi trẻ có những lời lẽ không phù hợp
Đây là lúc mẹ cần can thiệp nếu thấy con phát ngôn và có những lời lẽ chưa phù hợp. Chẳng hạn như chửi thề, chửi bậy, dùng lời lẽ x.úc ph.ạm, lăng mạ các anh chị em khác. Trẻ có thể tranh luận nhưng bằng những câu nói, lời lẽ đúng đắn, còn nếu ngược lại thì mẹ cần can thiệt và điều chỉnh ngay.
Cha mẹ nên giữ bình tĩnh xem xét tình hình
Khi thấy trẻ cãi lại kịch liệt, cha mẹ phải thực sự bình tĩnh thì mới có thể nói chuyện được tốt. Kỳ thực trước khi cha mẹ chuẩn bị “giáo huấn” thì trẻ cũng đã cảm nhận được rồi. Lúc ấy, trẻ sẽ có cảm giác lo lắng, căng thẳng, cha mẹ phải cố gắng hết sức thể hiện ra sự ôn hòa. Còn nếu cha mẹ quát to, hét to, uy hiếp trẻ, hay nói những câu như: “Hư! Tại sao lại dám cãi lại người lớn thế hả?” thì sẽ chỉ càng làm cho sự tình thêm hỏng mà thôi.
Biện pháp tốt nhất chính là nhẫn nhịn không nói, hít sâu, sau đó cân nhắc những gì cần nói để hóa giải được tình cảnh khó xử hiện tại. Nếu như trẻ cãi lại cha mẹ ở trước mặt đông người thì đừng ngay lập tức răn dạy trẻ, mà hãy nói: “Vấn đề này chúng ta nên dừng lại ở đây. Về nhà chúng ta sẽ nói chuyện sau!”
Quan sát nhận định nguyên nhân của vấn đề
Cha mẹ cần biết chính xác nguyên nhân vì sao con lại cãi lại cha mẹ. Tranh luận, cãi lại, kỳ thực thường thường cũng chưa hẳn là điều mà đứa trẻ biểu đạt ra một cách chân thật từ nội tâm. Có thể trẻ ở lớp đã có va chạm với bạn học, nên trong lòng buồn rầu mà về nhà trút lên cha mẹ. Điều này chỉ là vì, đối với cảm nhận của con cái thì cha mẹ luôn là nơi an toàn nhất để trút bỏ. Cũng có lúc, trẻ vì áp lực học quá lớn mà sinh ra việc này.
Khi hiện tượng này xảy ra, cha mẹ trước tiên nên phải bình tĩnh, hỏi xem con có vấn đề ở đâu bằng những câu như: “Hôm nay ở trường có phải con đã gặp chuyện gì không vui phải không?” hay “Theo con thì mẹ đã nói gì sai sao?”…
Một khi cha mẹ đã biết được nguyên nhân của việc trẻ kịch liệt cãi lại cha mẹ thì vấn đề sẽ dễ dàng được giải quyết.
Cha mẹ nên có biện pháp trừng phạt khéo léo
Việc trừng phạt trẻ chân chính không phải là để trẻ kinh hãi, xa lánh cha mẹ mà là để trẻ hiểu và cha mẹ là nghiêm túc. Cha mẹ cần nói cho trẻ biết lời nói nào, hành vi nào là không đúng. Ngoài ra còn phải cho trẻ biết rằng, nếu làm những điều không đúng, nói những lời không tốt thì sẽ bị trừng phạt.
Sau đó, cha mẹ có thể đưa ra một số cách trừng phạt tương ứng từ nhẹ đến nặng. Đương nhiên, khi trẻ phạm vào tội nghiêm trọng thì phải trừng phạt thực sự, chỉ có như vậy trẻ mới hiểu được lời cha mẹ nói là thật và sẽ chú ý hơn đến ngôn hành cử chỉ của mình.
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2551292