Kiểu ngủ ảnh hưởng đến khuôn mặt và chỉ số IQ của trẻ
1. Tư thế ngủ nghiêng, gối tay dưới đầu
Trẻ thích đặt tay dưới đầu khi ngủ bởi nó đem lại cảm giác an toàn, nhưng thực tế tư thế ngủ này rất có hại (Ảnh minh họa).
Không ít trẻ thích đặt tay dưới đầu khi ngủ và cảm thấy rằng làm như vậy sẽ có cảm giác an toàn. Thực tế, tư thế ngủ này rất có hại.
Nguy hiểm:
- Ảnh hưởng đến lưu thông máu, dẫn đến tê và đau ở cánh tay.
- Trẻ rất dễ cảm thấy mệt mỏi sau khi ngủ dậy.
- Áp lực nơi ổ bụng tăng lên, về lâu về dài sẽ gây trào ngược dạ dày, tổn thương đến đường tiêu hóa.
Lời khuyên: Khi mẹ thấy trẻ đang ngủ ở tư thế này, cần kịp thời kéo tay trẻ ra và có thể đặt cánh tay ở bên cạnh, dùng một chiếc gối nhỏ đặt bên dưới mặt, giúp trẻ thoát khỏi tư thế ngủ nghiêng gối tay.
2. Thở bằng miệng trong khi ngủ
Thở bằng miệng khi ngủ dễ khiến họng bị khô. (Ảnh minh họa).
Một số mẹ phát hiện thấy trẻ khi ngủ thích thở bằng miệng. Nhưng đây cũng là một tư thế ngủ sai lầm.
Nguy hiểm:
- Dễ hít phải bụi, dễ gây nhiễm trùng miệng.
- Phổi, khí quản bị kích thích bởi không khí lạnh.
- Gây tổn thương đối với cơ thể, ảnh hưởng đến đường nét của khuôn mặt.
Lời khuyên: Thực tế, khi ngủ ngậm miệng mới là cách để duy trì sinh lực tốt nhất.
Thông thường trẻ ngủ há miệng là do những nguyên nhân sau đây:
- Cảm lạnh và sốt do nghẹt mũi, thở kém.
- Do viêm mũi cấp tính hoặc viêm xoang.
- Viêm amidan hoặc phì đại amidan do thở kém.
- Suy hô hấp mũi do các bệnh bẩm sinh.
Sau khi tìm ra nguyên nhân, cần phải được điều trị kịp thời, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp để ngăn trẻ phát triển thói quen xấu này trong khi ngủ.
3. Đội mũ khi ngủ
Nếu cha mẹ thấy con hay chùm chăn, đội mũ khi ngủ thì hãy sửa ngay cho trẻ (Ảnh minh họa).
Một số trẻ thích che đầu khi ngủ và đắp chăn sẽ cảm thấy an toàn hơn, điều này rất phản khoa học và không tốt cho sức khỏe.
Nguy hiểm:
- Khi ngủ dùng chăn che đầu, oxy bị tiêu hao, nồng độ carbon dioxide trong chăn sẽ ngày càng cao hơn. Theo thời gian, sẽ dẫn đến thiếu oxy, khiến chất lượng giấc ngủ của trẻ kém.
- Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường thoát nhiệt bằng đầu, nếu trong khi ngủ nóng quá mà lại đội mũ hoặc có vật che trên đầu sẽ khiến trẻ bị nóng mà không thoát nhiệt được. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đột tử ở trẻ sơ sinh.
Lời khuyên: Trước khi ngủ, người lớn nên nói với trẻ không được dùng chăn che đầu và giúp trẻ hình thành thói quen tốt. Khi mẹ phát hiện trẻ dùng chăn che đầu khi ngủ, cần kịp thời kéo chăn để trẻ có thể khí thở không khí trong lành. Nếu trẻ có thói quen ngủ kiểu này, chăn để trẻ đắp không nên quá dài, ngăn tình trạng trẻ kéo chăn chùm đầu.
4. Quạt thổi trực tiếp vào người khi ngủ
Vì thời tiết nắng nóng, nhiều gia đình thích dùng máy điều hòa hoặc quạt điện thổi thẳng vào người trẻ khi ngủ. Mặc dù trẻ sẽ cảm thấy thoải mái, nhưng điều này không tốt cho cơ thể của trẻ.
Nguy hiểm:
- Nếu thường xuyên thổi gió trực tiếp vào người khi ngủ, các bộ phận như cổ và lưng sé bị ứ đọng khí huyết, tĩnh mạch tê liệt, buổi sáng sau khi thức dậy trẻ sẽ bị tê cứng, hoạt động không thuận lợi.
- Dễ bị cảm lạnh.
Lời khuyên: Cố gắng không đặt giường của trẻ trực tiếp dưới gió điều hòa, quạt điện không được thổi trực tiếp vào người trẻ, buổi sáng nên mở cửa sổ trong phòng giúp thoáng khí.
Các nghiên cứu về tư thế ngủ của em bé cho thấy, tư thế ngủ nằm sấp và nằm nghiêng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phần mặt, tư thế nằm ngửa ảnh hưởng tương đối ít.
Để giúp con ngủ ngon giấc và không gây hại đến sức khỏe, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau.
4 cách giúp trẻ ngủ ngon hơn:
1. Đối với trẻ sơ sinh, trung bình 4 tiếng người lớn nên thay đổi tư thế một lần cho bé.
2. Khi ngủ nghiêng cần phải chú ý đến vành tai của trẻ, không được ép vành tai.
3. Không được dùng gối cứng, độ cao của gối vừa phải, nên lót bằng một miếng vải bông mềm.
4. Một hai ngày nếu trẻ ngủ nghiêng bên trái thì đổi sang bên phải, sau đó lại đổi sang nằm nghiêng bên trái hoặc nằm ngửa.
Chuyên gia khuyên rằng trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi nên ngủ xen kẽ 3 tư thế nằm ngửa, nằm sấp và nằm nghiêng, không nên cố định một tư thế. Cha mẹ nên luân phiên chọn tư thế ngủ phù hợp với bé theo đặc điểm của trẻ và các tình huống khác nhau, để trẻ có thể có một giấc ngủ chất lượng.
Article sourced from AFAMILY.
Original source can be found here: http://afamily.vn/4-kieu-ngu-anh-huong-rat-lon-den-ngoai-hinh-va-iq-cua-tre-cha-me-can-sua-cho-con-ngay-20190604165441107.chn