Ít chất béo, ngon bổ rẻ nhưng cà tím sẽ gây hại cho sức khỏe nếu không biết cách chế biến
Cà tím là một loại rau tốt cho sức khỏe
1. Cà tím rất ít chất béo
2. Cà tím là đại diện của loại rau ít đường
Hiện nay nhiều người mắc các bệnh mãn tính, trong đó có bệnh tiểu đường, cà tím là loại rau đại diện trong số thực phẩm ít đường, carbohydrate trong cà tím chỉ chiếm khoảng 5% rất thích hợp cho người bị bệnh tiểu đường. Lượng calo trong 100g cà tím chỉ từ 25-30 kcal, không ngoa khi gọi nó là thực phẩm ăn kiêng giảm cân.
3. Hàm lượng chất xơ cao, tăng cường sức khỏe đường ruột
Khi ăn cà tím sẽ có cảm giác ngai ngái ở cổ họng, điều này là do cà tím rất giàu chất xơ pectin, việc bổ sung chất xơ thường xuyên có thể làm chậm quá tình tiêu hóa thức ăn, tăng cảm giác no lâu. Đồng thời còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở đường ruột, đẩy nhanh quá trình bài tiết phân, từ đó có thể ngăn ngừa hiệu quả các vấn đề về đường ruột như táo bón, tăng cường sức khỏe đường ruột.
4. Bổ sung dinh dưỡng, tăng cảm giác ăn ngon
Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có thành phần dinh dưỡng đặc trưng, cà tím cũng không ngoại lệ. Cà tím rất giàu khoáng chất, kali, proanthocyanidins và các chất dinh dưỡng khác, ăn cà tím thường xuyên rất tốt cho cơ thể.
Thêm vào đó, cà tím chứa nhiều nước và potassium có khả năng kích thích nhịp tim hoạt động tốt. Ngoài ra, magiê và canxi cùng với vitamin A và C trong cà tím có tác dụng cải thiện cấu trúc xương giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời magiê trong cà tím còn chống lại cảm giác bồn chồn, lo lắng và chứng mất ngủ…
Tác dụng phụ khi ăn cà tím
Cà tím tuy rất tốt cho sức khỏe nhưng song song đó chúng cũng gây tác dụng phụ khi dùng quá nhiều.
- Solanine: Tạo kích thích mạnh đến hệ hô hấp, dẫn đến ngộc độc, sảy ra hiện tượng mê sản.
- Tính hàn: Gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy nặng, đặc biệt ở người có hay mắc bệnh đường ruột.
- Oxalate: Gây đau nhức cho người có bệnh hay suy nhược cơ thể, người có bệnh thận hay hen suyễn dễ bị sỏi thận.
Cà tím nên ăn như thế nào mới có lợi?
Sơ chế: Độc tố trong cà tím khá cao, không thể hòa tan trong nước, tốt nhất bạn nên ngâm cà trong nước muối thêm vào đó vài giọt giấm, như vậy chúng sẽ giảm đi đáng kể. Bóp nhẹ cà để các chất độc và hạt cà được loại bỏ dễ dàng hơn.
Ăn cả vỏ: Nhiều người cho rằng vỏ cà tím gây ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa, nhưng ngược lại chúng giàu Vitamin B, hỗ trợ tốt cho việc hấp thụ Vitamin C trong cơ thể.
Kết hợp với thực phẩm khác: Nên chế biến cà tím cùng các loại thực phẩm khác nhằm giảm lượng cà tím tiêu thụ, đồng thời bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng.
Không ăn quá nhiều: Một người trưởng thành chỉ nên sử dụng tốt đa 250g cà tím trong 1 khẩu phần ăn. Không dùng liên tục trong nhiều ngày.
Hạn chế các món chiên: Trong các món chiên, rán, chất xơ sẽ hấp thụ nhiều dầu mỡ, đồng thời làm mất đi 50% dinh dưỡng có trong cà.
Không dùng cùng với cua, ghẹ: Cua ghẹ và cà đều có tính hàn, dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Không nấu ở nhiệt độ quá cao: Hàm lượng dinh dưỡng sẽ mất đi, đồng thời làm tăng số độc tố có trong cà nếu nấu chúng ở nhiệt độ quá cao.
Chọn cà: Cà tím chỉ tốt khi trái còn non, tươi ngon, không chọn cà quá già hay đã héo. Bởi trái càng già độc tố trong chúng càng cao.
Tiệm rượu với đầy đủ các lựa chọn về rượu, bia nhiều nhất tại vùng Springvale
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/ca-tim-ngon-bo-re-nhung-se-hoa-doc-neu-khong-luu-y-8-dieu-quan-trong-khi-su-dung-c131a461525.html