Đây chính là những kỹ năng trẻ cần được học từ khi còn nhỏ

14:00' 17-07-2019
Có những kỹ năng trẻ cần được học từ khi còn nhỏ để lớn lên có thể trở thành người thích nghi được môi trường làm việc và cư xử lịch sự


    1. Biết chia sẻ

    Trẻ sẵn sàng chia sẻ chút đồ ăn hoặc chia sẻ đồ chơi có thể giúp kết bạn với những đứa trẻ khác và giữ được tình bạn. Theo một nghiên cứu hồi năm 2010, trẻ từ 2 tuổi thể hiện mong muốn chia sẻ với người khác nhưng thường là khi có nhiều đồ ăn hay đồ chơi. Tuy nhiên, trẻ từ 3-6 tuổi thường ích kỷ trong việc chia sẻ. Ví dụ, một đứa trẻ chỉ có một chiếc bánh có thể miễn cưỡng chia sẻ với bạn bè. Bởi vì, trẻ hiểu điều này khiến cho trẻ có ít bánh hơn để ăn. Mặt khác, trẻ lại có thể chia sẻ một cách dễ dàng những đồ chơi mà bản thân không thích chơi nữa. Lúc 7-8 tuổi, trẻ chú ý hơn đến sự công bằng và sẵn sàng chia sẻ hơn.

    Cha mẹ không muốn ép con chia sẻ đồ chơi với những đứa trẻ khác, nhưng bạn có thể khen ngợi khi con chia sẻ đồ chơi, đồ ăn với người khác. Phụ huynh có thể nói những câu như "Con đã chia sẻ đồ ăn vặt với em gái. Bố/mẹ nghĩ rằng em gái sẽ cảm thấy vui. Đó là điều tốt nên làm".

     2. Hợp tác

    Kỹ năng hợp tác là điều cần thiết để có thể gần gũi với mọi người. Con bạn sẽ cần hợp tác với các bạn trong lớp khi chơi cũng như khi học. Với những người trưởng thành, hợp tác cũng rất quan trọng. 

    Lúc 3,5 tuổi, trẻ bắt đầu cùng các bạn bằng tuổi hướng về một mục tiêu chung như xây dựng một tháp bằng đồ chơi, hay chơi một trò chơi mà nhiều người tham gia. Cha mẹ cần nói về tầm quan trọng của tinh thần đồng đội và mọi việc sẽ tốt hơn khi mọi người cùng làm. Phụ huynh nên tạo cơ hội cho cả nhà cùng làm điều gì đó với nhau.

    7 kỹ năng trẻ phải học từ khi còn bé, nhiều phụ huynh Việt vẫn quên dạy con - 1

     3. Lắng nghe

    Lắng nghe không chỉ là giữ im lặng mà còn là tiếp thu được những gì người khác đang nói. Tại trường, việc học phụ thuộc vào khả năng lắng nghe của trẻ. 

    Khi lớn lên, điều cần thiết là con bạn phải biết cách lắng nghe sếp, lắng nghe bạn bè và nửa kia. Điều này có vẻ khó trong thời đại kỹ thuật số khi mọi người có xu hướng  "dán mắt" vào điện thoại thông minh khi nói chuyện, nhưng cha mẹ có thể dạy con.

    Khi đọc một cuốn sách cho con, cha mẹ có thể dừng lại và yêu cầu con nói về những gì mà bạn đang đọc. Ví dụ có thể nói  "Cho bố/mẹ biết những gì con nhớ về câu chuyện này". Cha mẹ nên nói cho con những chi tiết mà trẻ không nhớ và nhắc con tiếp tục lắng nghe. Ngoài ra, phụ huynh nên nhắc con không ngắt lời người khác khi đang nói chuyện.

     4. Thực hiện theo chỉ dẫn

    Những đứa trẻ không làm theo chỉ dẫn của cha mẹ có thể gặp phải những kết quả không muốn. Cho dù bạn nhắc con dọn phòng hay nói với con cách cải thiện kỹ năng đá bóng đi chăng nữa, điều quan trọng là trẻ có nghe theo hướng dẫn của người lớn hay không.

    Tuy nhiên, thay vì bắt con phải nghe theo những hướng dẫn thì cha mẹ cũng cần phải là người biết cách đưa ra những hướng dẫn. Thay vì bạn nói con nhặt đôi giày, đặt sách đúng chỗ, rửa tay cùng lúc thì hãy đợi con nhặt giày xong rồi mới yêu cầu con làm hành động tiếp theo. 

    Cha mẹ nên khen con khi trẻ làm theo chỉ dẫn của người lớn và nói "Cảm ơn con đã tắt tivi". Nếu con bạn muốn làm theo chỉ dẫn của cha mẹ thì cần tạo cơ hội để con có thể thực hiện. 

    5. Tôn trọng không gian cá nhân

    Cha mẹ cần dạy trẻ sự tôn trọng không gian cá nhân của người khác. Phụ huynh có thể tạo ra những quy tắc nhằm giúp con có thể tạo được thói quen này, ví dụ như gõ cửa trước khi vào phòng, không động vào đồ đạc nào không phải của trẻ. 

    Nếu con bạn lấy đồ của ai đó đang cầm trên tay hoặc xô đẩy người khác, hãy chỉ cho con những hậu quả có thể phải đối mặt. Nếu con đứng quá gần mọi người khi nói chuyện hay leo lên người ai đó, cha mẹ cần dạy con không được làm như vậy. 

    Cha mẹ dạy con đứng cách xa mọi người khi nói chuyện. Khi đang xếp hàng, cha mẹ nhắc nhở con không động chạm người phía trước.

    6. Nhìn vào mắt khi nói chuyện

    Nhìn vào mắt là một phần quan trọng của giao tiếp. Tuy nhiên, một  số trẻ không nhìn vào mắt người khác khi nói chuyện là do nhút nhát hoặc trẻ thích nhìn xuống sàn nhà hay mải mê chú ý đến những thứ khác. Cha mẹ hãy nhấn mạnh cho trẻ hiểu được tầm quan trọng của nhìn vào mắt khi nói chuyện. 

    Nếu con không chịu giao tiếp bằng mắt mắt khi chuyện, cha mẹ phải nhắc nhở con, nhưng đừng quên khen con khi trẻ nhìn vào mắt khi giao tiếp.

    Cha mẹ có thể tạo ra kịch bản tình huống như cho con nói chuyện mà người kia không nhìn vào mình, hay cho con thử kể chuyện còn bạn nhìn chằm chằm xuống đất hay nhắm mắt lại không chú ý. Sau đó, phụ huynh cho con kể một câu chuyện và 2 bên đều nhìn vào mắt nhau. Sau khi trải qua các kịch bản tình huống này, cha mẹ và con cùng thảo luận về cảm giác của trẻ trong từng tình huống. 

    7. Cư xử lịch sự

    Cha mẹ cần nhớ việc dạy con cách cư xử lịch sự không dễ dàng và đôi khi như một cuộc chiến. Có lúc trẻ gây ồn ào trên bàn ăn, hay làm hành động vô duyên trước mặt người khác. Tuy nhiên điều quan trọng là trẻ cần hiểu về lịch sự và tôn trọng người khác nhất là khi ở trường hay ở nhà của người khác.

    Cha mẹ cần là hình mẫu về cách ứng xử để con học tập. Phụ huynh nên nói các từ vui lòng, xin lỗi, cảm ơn thường xuyên với con. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng các từ này khi nói chuyện với người khác. Cha mẹ nên nhắc nhở ngay khi con quên sử dụng các từ này, khen con khi trẻ biết dùng để thể hiện sự lịch sự.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Westbourne Grammar Vùng: Truganina. Phone: 9731 9448
Xem thêm

trường học chuyên định hình nên những con người truyền cảm hứng cho thế giới


Article sourced from 24H.

Original source can be found here: https://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/7-ky-nang-tre-phai-hoc-tu-khi-con-be-nhieu-phu-huynh-viet-van-quen-day-con-c216a1059836.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ