Những từ ngữ tưởng tốt nhưng lại gây hại cho trẻ lúc nào không hay
1. "Làm tốt lắm!"
Từ này nếu hiểu sâu hơn thì trẻ sẽ nghĩ rằng bản thân đã hoàn thành một việc gì đó rất tốt và bố mẹ khen chúng. Nhưng thực tế từ này còn được nhiều bố mẹ nói trong khi trẻ không thực sự nỗ lực nhiều.
Thay vào đó, có thể nói "Con đã cố gắng hết sức!". Bằng cách tập trung vào sự nỗ lực của trẻ, bố mẹ sẽ dạy chúng hiểu được rằng nỗ lực quan trọng hơn kết quả. Bằng cách đó, trẻ sẽ kiên trì khi thử những điều khó khăn và sẽ hiểu rằng thất bại là bước tiếp theo để thành công.
2. "Một cậu bé ngoan!"
Mặc dù từ này được sử dụng với mục đích tốt nhưng một số trẻ sẽ hiểu rằng chỉ khi hoàn thành nhiệm vụ bố mẹ yêu cầu thì mới nhận được lời khen. Điều này dẫn đến một điều là trẻ sẽ dần dần mất đi tính chủ động giúp đỡ người khác và chỉ giúp đỡ khi được khen mà thôi.
Thay vào đó, bố mẹ có thể nói rằng: "Bố mẹ rất vui vì con đã giúp". Từ này giúp trẻ hiểu được rằng hành động của chúng sẽ khiến bố mẹ vui, từ đó chúng sẽ cố gắng làm thật nhiều điều để giúp đỡ bố mẹ hơn một cách tự nhiên.
3."Con vẽ giỏi quá"
Cứ khen ngợi một cách vô tội vạ như thế này dần dần trẻ làm cho một đứa trẻ mất đi cơ hội đánh giá về việc mình đang làm.
Thay vào đó, bố mẹ có thể nói rằng "Con đang sử dụng màu xanh, đỏ, vàng phải không. Con có thể cho bố mẹ biết con đang vẽ cái gì không?". Thay vì là đưa ra một lời đánh giá, chỉ cần quan sát trẻ đang vẽ bức tranh đó có đẹp hay không, đưa ra thêm một vài lời góp ý, điều này giúp thúc đẩy sự sáng tạo của trẻ hơn.
4."Nếu con làm cái này, bố mẹ sẽ cho con cái kia"
Nếu thường xuyên thỏa thuận với con cái bằng cách này, bố mẹ sẽ cay đắng nhận hậu quả đáng sợ trong tương lai như: "Con sẽ không dọn phòng nêu bố mẹ không mua đồ chơi cho con".
Thay vào đó, bố mẹ có thể nói rằng: "Cảm ơn con rất nhiều vì đã giúp bố mẹ dọn dẹp". Nếu bố mẹ truyền đạt lòng biết ơn chân thành của mình, trẻ sẽ sẵn sàng giúp đỡ nhiều hơn.
5."Con thật thông minh"
Khen ngợi trẻ bằng cách này có thể giúp chúng thêm sự tự tin nhưng vô tình gửi đến một thông điệp rằng, trẻ chỉ thông mình khi làm một cái gì đó có kết quả tốt. Điều này còn khiến trẻ cảm thấy có áp lực để đáp ứng lại sự mong đợi của bố mẹ.
Thay vào đó, hãy chia sẻ với trẻ về cách đánh giá dựa trên những nỗ lực của chúng. Bằng cách nhìn vào nỗ lực thay vì là kết quả, trẻ sẽ càng biết cố gắng nhiều hơn.
6."Đừng khóc"
Khi thấy con cái khóc là bố mẹ ai nấy cũng đều rất xót ra, nhưng nói câu "đừng khóc" giống như việc phủ nhận trẻ đang buồn. Điều này khiến cho trẻ học cách dồn nén cảm xúc của mình và cuối cùng có thể dẫn đến sự bùng nổ cảm xúc lớn hơn.
Thay vào đó, bố mẹ có thể nói rằng:"Con có thể khóc. Bố mẹ sẽ ngồi đây chờ con khóc xong", hoặc có thể nói "Thật tệ khi không thể đi tới công viên bây giờ".
7."Đó không phải là một vấn đề lớn"
Người lớn đánh giá cảm xúc của trẻ em bằng nhiều cách khác nhau và xem nhẹ cảm xúc của trẻ. Mặc dù trong mắt bố mẹ đó có thể không phải là một vấn đề gì lớn lao nhưng đối với nó lại rất quan trọng. Do đó hãy cố gắng nhìn mọi thứ từ quan điểm của trẻ.
Thay vào đó , bố mẹ có thể nhẹ nhàng giải quyết trong những tình huống như thế này như: "Bố mẹ biết con muốn gì nhưng mà bố mẹ xin lỗi con, hôm nay không thể được con nhé".
Article sourced from 24H.
Original source can be found here: https://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/cha-me-thuong-xuyen-dung-nhung-tu-nay-ma-khong-biet-tre-bi-anh-huong-toi-vay-c216a1062108.html