2 thói quen rửa rau 'càng rửa càng bẩn' mà nhiều người mắc phải

17:00' 16-05-2023
Rửa rau là một trong những bước không thể thiếu trong quá trình nấu ăn nhưng không phải ai cũng biết cách làm đúng.


    Rửa rau không đơn giản chỉ là rửa những đất cát bám bên ngoài mà quan trọng hơn là phải loại bỏ được dư lượng thuốc trừ sâu "ẩn mình" bên trong. Nếu rửa không đúng cách không chỉ khiến những chất độc ngấm sâu vào rau mà còn mất đi dưỡng chất quý giá bên trong.

    Hai thói quen rửa rau “càng rửa càng bẩn”

    1. Ngâm quá lâu

    Nhiều người cho rằng việc ngâm rau càng lâu càng sạch nên thường ngâm đến 1 2 tiếng đồng hồ. Thực ra việc này đã vô tình gây ra những nguy hại đối với sức khỏe.

    Ngâm rau trong nước có thể hòa tan một số dư lượng thuốc trừ sâu. Nhưng ngâm quá lâu khiến những chất độc tan trong nước một lần nữa ngấm vào sâu bên trong rau.

    Ngoài ra, việc ngâm rau lâu dài cũng khiến vi sinh vật dễ có nơi "trú ngụ". Từ đó, rau dễ bị hỏng, ảnh hưởng chất lượng cũng như hương vị. Bình thường chỉ nên ngâm 10 phút là hợp lý.

    2 kiểu rửa rau nhiều người vẫn làm nhưng càng rửa càng bẩn khiến vi khuẩn sinh sôi, mất chất dinh dưỡng - Ảnh 1.

    2. Cắt rau rồi mới rửa

    Không ít người lo lắng rằng nếu chỉ rửa bằng nước thông thường sẽ không sạch nên có thói quen cắt nhỏ rau củ rồi mới rửa. Tuy nhiên, cắt rau rồi mới rửa sẽ khiến dư lượng thuốc trừ sâu chưa được loại bỏ có thể ngấm ngược trở lại vào rau một cách dễ dàng hơn.

    Cùng với đó, sau khi cắt, rau củ sẽ hình thành những bề mặt tiếp xúc với không khí, đẩy nhanh quá trình oxy hóa. Trong quá trình rửa với nước, những khoáng chất, vitamin hòa tan trong nước rất dễ mất đi, dẫn đến suy giảm giá trị dinh dưỡng trong rau củ.

    Ngoài các loại rau chỉ có thể cắt ra mới có thể làm sạch như bắp cải, cải thảo,... những loại rau bình thường không nên cắt xong mới rửa.

    Cách rửa các loại rau, hoa quả

    - Khi rửa dưa chuột, khổ qua hay các loại dưa có bề mặt không bằng phẳng và khó làm sạch, ta có thể dùng nước muối nhạt (nước muối nồng độ 1%) ngâm khoảng 3 phút. Sau đó dùng bàn chải chà nhẹ và cuối cùng rửa lại bằng nước sạch.

    - Cà rốt, khoai tây hay các loại củ nên rửa sạch rồi mới gọt vỏ.

    2 kiểu rửa rau nhiều người vẫn làm nhưng càng rửa càng bẩn khiến vi khuẩn sinh sôi, mất chất dinh dưỡng - Ảnh 2.

    - Với những loại rau như bắp cải, cải thảo… dư lượng thuốc trừ sâu dưới tác động của trọng sẽ chảy dọc theo lá và thân cây rồi đọng lại ở phần cuống rau. Vì vậy, nên bỏ phần cuống và gốc rau những loại rau này cũng như lá bao ngoài. Sau đó ngâm trong nước khoảng 5 phút rồi rửa lại từng lá theo chiều nước chảy.

    - Bông cải xanh, bông cải trắng nhìn ngoài có vẻ sạch sẽ nhưng thực chất bên trong giấu một lượng lớn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu và không thể rửa sạch chỉ bằng nước.

    Có thể dùng bàn chải chải sạch bề mặt trước, sau đó tách ra thành từng miếng nhỏ ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút, cuối cùng rửa lại bằng nước sạch, Tốt nhất trước khi nấu chín có thể trần nhanh qua nước sôi và muối. Rau sẽ có màu đẹp hơn và an toàn hơn.

    - Khi rửa các loại trái cây có núm như dâu tây, thanh mai… không cần loại bỏ các phần núm và rửa nhẹ nhàng để tránh làm dập phần thịt quả.

    - Đối với các loại nấm, do bề mặt không bằng phẳng nên nếu chỉ rửa với nước rất dễ bỏ sót những tạp chất. Nên bỏ phần chân nấm rồi ngâm một lúc với nước muối nhạt Cuối cùng dùng tay rửa sạch từng cây để loại bỏ tạp chất.

    Cách rửa các loại thịt động vật

    - Rửa thịt lợn, bò, gà,... : Nhiều người cho rằng dùng nước nóng để ngâm, rửa sẽ có thể loại bỏ các loại vi khuẩn. Tuy nhiên, nước nóng sẽ lấy đi một số protein, axit amin và vitamin trong thịt tươi. Chính vì vậy, chỉ nên ngâm thịt trong nước muối nhạt khoảng 10 - 15 phút rồi dùng nước sạch rửa lại là được.

    - Rửa cua, động vật có vỏ: Do những loài này thường ăn các loài cá tôm nhỏ nên cả bên ngoài và trong cơ thể đều có khả năng chứa nhiều vi khuẩn. Trước hết nên dùng nước rửa sạch bùn đất bên ngoài rồi ngâm trong nước muối để chúng nhả sạch những chất bẩn bên trong. Trong quá trình ngâm thay nước nhiều lần.

    2 kiểu rửa rau nhiều người vẫn làm nhưng càng rửa càng bẩn khiến vi khuẩn sinh sôi, mất chất dinh dưỡng - Ảnh 3.

    Các phương pháp ngâm thực phẩm thường dùng

    Ngâm nước sạch

    Rau trước khi được nấu chín có thể ngâm trong nước sạch khoảng 10 phút với nhiệt độ nước khoảng 20 - 25 độ C rồi rửa lại với nước sạch trong khoảng 30 giây.

    Ngâm nước gạo

    Có thể dùng nước gạo ngâm khoảng 5 - 10 phút, rồi dùng nước sạch rửa lại trong khoảng 30 giây.

    Ví dụ như dưa chuột, cà tím dùng nước gạo ngâm khoảng 5 phút là tốt nhất. Đối với những loại rau có lá cũng nên ngâm bằng nước gạo. Rau xanh ngâm khoảng 5 phút; rau dền và rau muống ngâm khoảng 15 phút.

    Nước muối loãng

    Dùng nước muối loãng 1% ngâm rau trong khoảng 20 phút rồi rửa sẽ có thể loại bỏ đến 81,9% dư lượng thuốc trừ sâu. Chú ý nồng độ muối không nên quá cao khiến rau bị hỏng và mất đi dưỡng chất.

    Ngâm trong nước sôi

    Trần sơ rau trong nước sôi khoảng 2 phút và rồi rửa lại bằng nước 3 lần có thể loại bỏ hiệu quả dư lượng thuốc trừ sâu, phốt pho hữu cơ trên bề mặt rau. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ khiến rau mất dinh dưỡng.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Westbourne Grammar Vùng: Truganina. Phone: 9731 9448
Xem thêm

trường học chuyên định hình nên những con người truyền cảm hứng cho thế giới


Article sourced from KENH14.

Original source can be found here: http://kenh14.vn/2-kieu-rua-rau-nhieu-nguoi-van-lam-nhung-cang-rua-cang-ban-khien-vi-khuan-sinh-soi-mat-chat-dinh-duong-20230514172528243.chn


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ