Uống trà hay nước lọc hàng ngày thì tốt cho sức khỏe hơn?

20:00' 26-05-2022
Chỉ cần uống nước lọc là đủ, hay uống trà 100% khi khát mới là đúng?


    Trà và nước đều là những thức giải khát, cung cấp lượng nước cho cơ thể hiệu quả. Nhiều người cho rằng nước lọc là thứ thanh khiết nhất, uống nước lọc khi khát chính là chuẩn xác nhất. Ngược lại, những người đam mê trà lại cho rằng trà ngoài thành phần chính là nước lọc còn bổ sung tinh chất trà chứa các thành phần tốt cho sức khỏe, thế nên còn tốt hơn cả nước lọc. Vậy quan điểm nào thì đúng?

    Trước khi tìm đáp án, cần tìm hiểu về cơ chế thu nạp nước của cơ thể con người. Trong trường hợp bình thường, một người khỏe mạnh tiêu thụ nước theo ba cách: uống nước trực tiếp, lấy nước từ thức ăn và thứ ba là sử dụng lượng nước sinh ra trong quá trình chuyển hóa chất đạm và chất béo. 

    Có nên uống trà thay cho nước lọc hay không? Câu trả lời chính xác không  phải ai cũng tỏ tường

    Trà và nước lọc, thức uống nào tốt hơn cho sức khỏe? (Ảnh minh họa)

    Mỗi ngày, lượng nước trong cơ thể mất đi qua bài tiết mồ hôi, nước tiểu, nhu động ruột... Điều này đòi hỏi chúng ta luôn phải bổ sung nước cho cơ thể. Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Mỹ khuyến cáo lượng nước trung bình cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày ở nam giới là khoảng 3,7 lít và ở giới nữ là 2,7 lít. 

    Vậy nạp nước gì thì tốt nhất? Trà hay nước lọc? 

    Uống nước lọc

    Nước lọc nói chung không có calo, uống vào có thể bổ sung nước cho cơ thể, đồng thời có tác dụng làm loãng máu, thúc đẩy tuần hoàn.

    Nước lọc thuần túy là tốt. Nếu được bổ sung các thành phần phù hợp, lại càng tốt hơn. Ví dụ, nước lọc cho thêm một lượng gia vị thích hợp như chanh, mật ong, muối... có tác dụng phục hồi thể lực hiệu quả. Một số người cho vài lát chanh vào nước lọc có thể kích thích tiết dịch vị và có tác dụng nhất định đối với tiêu hóa. Thêm vào đó, vỏ chanh rất giàu vitamin C, là chất chống oxy hóa tự nhiên. Người hôi miệng, béo phì uống nước thêm vài lát chanh rất công hiệu trong việc giảm cân, giảm hôi...

    Uống trà hay nước lọc hàng ngày thì tốt cho sức khỏe hơn? Đáp án trong đầu bạn thường sai - 3

    Uống đủ nước lọc tốt cho cơ thể. (Ảnh minh họa). 

    Với người bị dạ dày, uống một ly nước kết hợp mật ong có thể hỗ trợ trung hòa dịch vị axit, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Không chỉ vậy, mật ong có vai trò bổ sung nước rất tốt, do lượng đường fructose trong mật ong có khả năng hút nước mạnh, giúp nhanh chóng đưa nước vào ruột non và ruột già, kéo dài thời gian lưu trú của nước trong ruột. 

    Uống trà 

    Trà là một trong những loại cây lâu đời nhất trên thế giới và là thức uống tự nhiên. Nó chứa rất nhiều theaflavins, polyphenol, có tác dụng bảo vệ sức khỏe như hạ mỡ máu, hạ huyết áp... 

    Thói quen uống trà đã có từ rất lâu đời. Theo Y học cổ truyền, trà có nhiều chức năng như giảm đờm, tiêu thũng, lợi tiểu, giải độc. Dân gian uống trà theo hai cách: uống trà khô và trà tươi. Uống trà tươi - hay là uống trà xanh là cách sử dụng lá tươi của cây trà. Trà xanh có vị ngọt, đắng, tính mát, phù hợp với một số người cơ thể nóng trong, có tác dụng hạ hỏa. Đồng thời, trà xanh còn có công dụng thanh nhiệt, giải uất, tiêu thũng, có lợi cho dạ dày...

    Tuy nhiên, trà xanh không hợp để uống trong một thời gian dài, do nó ức chế tiết axit dịch vị. Đối với một số người bị ớn lạnh, viêm loét dạ dày, dễ mất ngủ thì trà xanh càng không thích hợp. Do đó, trà xanh chỉ nên được uống theo dịp, hoặc uống với số lượng hạn chế, mang tính bổ sung cho việc cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần hàng ngày. 

    Trà nhài - Thức trà hội tụ tinh hoa tự nhiên – Chính Sơn

    Uống trà chỉ nên giới hạn số lượng và mức độ. (Ảnh minh họa). 

    Cùng với trà xanh, trà đen (trà khô) được nhiều người sử dụng. Trà khô có tác dụng làm ấm tỳ vị, dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn, long đờm, phù hợp với những người có cơ địa thiếu chất. Tuy nhiên, trà đen cũng có "vấn đề" của riêng nó. Tiến sĩ Vương, bác sĩ trưởng khoa ung thư của bệnh viện ung thư Hà Nam, Trung Quốc chỉ ra rằng nhiều người thích uống trà mạn nóng. Thói quen này không tốt.

    Trong trà có chứa nhiều thành phần như caffein và axit tannic, khi kết hợp với vi khuẩn trong nước bọt tạo ra một chất hóa học độc hại có tên là trimethylamine. Hóa chất này có thể gây kích ứng niêm mạc miệng và gây loét miệng. Uống trà nóng (> 65°C) trong thời gian dài có thể gây tổn thương thực quản, tim mạch và niêm mạc dạ dày, dễ gây ung thư nếu không được can thiệp kịp thời. Do đó, vô hình chung, uống trà mạn có thể làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. 

    Kết luận cuối cùng của các chuyên gia, kết hợp trà, nước theo một tỷ lệ thích hợp sẽ tốt nhất cho sức khỏe. Nếu bạn có thể uống vài cốc nước mỗi ngày, thi thoảng bổ sung ly trà, bạn sẽ cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. 



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Dr Daniel Mulino Vùng: Sunshine. Phone: (03) 9070 1974
Xem thêm

Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/uong-tra-hay-nuoc-loc-hang-ngay-thi-tot-cho-suc-khoe-hon-dap-an-trong-dau-ban-thuong-sai-c131a519001.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ