Tại sao thịt cá chép được sử dụng như các vị thuốc quý?
Cá chép là loại cá nước ngọt phổ biến trên toàn thế giới. Nó không chỉ được biết đến là một loại thực phẩm thơm ngon mà còn cực kỳ giàu chất dinh dưỡng. Mọi bộ phận của cá chép như đầu cá, thịt cá, vây cá đều được người ta sử dụng như các vị thuốc quý.
Theo phân tích, trong 1 miếng cá chép phi lê có khoảng 275 calo và các chất dinh dưỡng gồm: 12.2g chất béo; 2.4g chất béo bão hòa; 142.8g cholesterol; 107.1mg natri; 725.9mg kali; 38.9g protein; 5% vitamin C; 9% canxi; 15% sắt; 16% thiamin; 42% vitamin B12; 19% vitamin B6; 90% phốt pho.
Với thành phần dinh dưỡng phong phú như vậy, cá chép được coi là vị “thuốc quý” có thể hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh của con người. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên lưu ý cách sử dụng để tận dụng được tối đa thành phần trong loại cá này.
Tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, một trong những tác dụng vô cùng tốt mà cá chép đem lại chính là hạ đường huyết. Cá chép có chứa chất đạm hoàn chỉnh và chất lượng cao, dễ tiêu hóa và hấp thu. Nguồn cung cấp chất đạm này rất tốt cho các bệnh tiểu đường, gan thận, tim mạch và mạch máu não.
Ngoài ra loại cá này cũng rất giàu magiê, có lợi cho việc giảm lượng đường trong máu và bảo vệ tim mạch.
Các nhà khoa học đã chứng minh trong cá chép có nhiều vitamin D tạo điều kiện cho việc hấp thu canxi của cơ thể. Ngoài ra trong loại cá này còn có nhiều kẽm là một vi chất cực kỳ có lợi cho sức khỏe.
Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường có thể tham khảo bổ sung thực phẩm này vào trong thực đơn của mình. Tuy nhiên, bạn hãy chế biến đơn giản như hấp, nấu canh, chứ không nên sử dụng quá nhiều dầu mỡ để chiên rán thực phẩm này.
Tốt cho tim mạch
Cá chép có chứa hàm lượng axit béo omega 3 khá cao, vì thế ăn chúng có tác dụng bảo vệ tim mạch, giảm sự tích tụ mảng bám và giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Đồng thời, thành phần omega-3 trong cá chép có tác dụng làm giảm hấp thụ cholesterol, tăng độ đàn hồi cho mạch máu và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch - nguyên nhân gián tiếp dẫn đến đột quỵ.
Thêm vào đó, thành phần dinh dưỡng này cũng giúp làm giảm huyết áp, loại bỏ sự căng thẳng cho hệ thống tĩnh mạch, giảm nguy cơ gặp phải tình trạng đau tim.
Nếu như bạn đang gặp các vấn đề về tim mạch, có thể thường xuyên bổ sung cá chép vào bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để sử dụng chúng đúng cách và hợp lý nhất cho sức khỏe của mình.
Tốt cho xương khớp
Cá chép rất giàu phốt-pho, đây là vi chất quan trọng đối với xương và răng. Phốt-pho có thể giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương, đồng thời giúp xương chắc khỏe và phát triển tốt hơn.
Cá chép cũng rất giàu canxi. Đây là thành phần cốt yếu tạo nên sự chắc khỏe cho xương khớp của con người. Vậy nên nếu bổ xung cá chép thường xuyên trong bữa ăn tình trạng xương khớp có thể được cải thiện đáng kể.
Bảo vệ chức năng tiêu hóa
Viêm ruột và viêm đường tiêu hóa là tình trạng thường gặp, có thể dẫn đến viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Nếu bạn muốn cải thiện tiêu hóa và giảm các triệu chứng đầy hơi, táo bón, trĩ và đau dạ dày nói chung, bạn nên bổ sung cá chép vào bữa ăn của mình.
Đặc biệt protein trong cá chép giúp bạn dễ tiêu hóa hơn so với protein từ thịt. Vì vậy hãy ăn cá chép để giúp tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, bảo vệ hệ tiêu hóa và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể bạn.
Ngoài những chức năng tốt cho sức khỏe, cũng có một số người nên hạn chế ăn cá chép mà chúng ta nên lưu ý. Ngoài bị dị ứng với cá chép, những ai đang gặp vấn đề về gout, về gan hoặc thận, bệnh nhân có bệnh xuất huyết hoặc chảy máu thì nên hạn chế tối đa việc ăn cá chép để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe của minh.
Article sourced from KENH14.
Original source can be found here: http://kenh14.vn/1-loai-ca-la-thuoc-ha-duong-huyet-cuc-giau-omega-3-cai-thien-tim-mach-chong-viem-hieu-qua-cho-viet-nao-cung-ban-20240130115333833.chn