Tác hại của việc trẻ không thích ganh đua đối với sự phát triển
Việc trẻ tự tin thể hiện bản thân mình sẽ giúp ích rất nhiều cho tương lai của chúng. Ngược lại, nếu trẻ kém tự tin, không thích ganh đua với người khác, điều này sẽ mang lại một số điều tiêu cực dưới đây.
1. Trẻ sống khép kín, tự ti
Khi con cái sống trong một gia đình thích sự bình lặng, cha mẹ lúc nào cũng muốn yên tĩnh một mình, ít giao tiếp với người khác, điều này có thể khiến con cái trở nên nhát gan, không muốn nói chuyện với bạn bè.
Đặc biệt trong lúc đi học, khi thầy cô hỏi bài trẻ đều im lặng, lúc nào cũng muốn ngồi cuối lớp, tách biệt với mọi người. Lâu dần một đứa trẻ như vậy sẽ hình thành tâm lý không tốt. Trẻ cảm thấy tất cả mọi thứ không liên quan tới mình.
2. Trẻ không được tôn trọng
Đối với những đứa trẻ thích yên lặng, không muốn tiếp xúc với thế giới bên ngoài, chúng sẽ không được mọi người tôn trọng. Trong lớp, những đứa trẻ này thường bị cô lập. Giáo viên thường trao cơ hội cho những học sinh tự tin, thích thể hiện bản thân hơn.
Có một số đứa trẻ tuy ít nói nhưng lại có tài năng đặc biệt, điều này có thể gây sự chú ý. Giáo viên có thể tạo điều kiện vài lần để trẻ thể hiện bản thân nhưng nếu không biết nắm bắt cơ hội này, trẻ sẽ dần bị mọi người phớt lờ.
Cha mẹ cần làm gì để khích lệ con cái trở nên tự tin hơn?
Trẻ con muốn phát triển khỏe mạnh cần phải có sự chăm sóc của cha mẹ. Cha mẹ nên khen ngợi mỗi khi trẻ tự mình làm được điều gì đó. Đặc biệt, nếu muốn trẻ có tâm lý cạnh tranh, tốt nhất cha mẹ nên yêu cầu các anh chị em trong nhà cùng nhau hoàn thành việc gì đó, xem ai làm xong trước. Tâm lý cạnh tranh này cũng có lợi trong việc cải thiện sự tự tin của trẻ.
Đôi khi bản thân trẻ có ý kiến trong lòng nhưng không thích thể hiện, dần dần chúng sẽ bị mọi người phớt lờ. Việc tự khép mình như vậy khiến trẻ cảm thấy bạn bè, thầy cô, cha mẹ không còn thích mình nữa. Vì thế, cha mẹ nên khuyến khích con mình bày tỏ những suy nghĩ trong lòng nhiều hơn.
Muốn người khác yêu quý mình trước tiên trẻ cần phải học cách quý trọng người khác và yêu bản thân nhiều hơn. Việc lắng nghe ý kiến của người khác và bày tỏ quan điểm của các nhân sẽ được mọi người đánh giá rất tích cực. Đây là cách giúp trẻ ngày càng cải thiện tâm lý tự ti của mình.
Muốn uốn nắn một cái cây theo hình dáng mình thích, cách tốt nhất nên uốn lúc nó còn bé. Tương tự như con người, cha mẹ muốn uốn nắn con mình trở nên tốt hơn, giai đoạn ấu thơ là thích hợp nhất.
Article sourced from 24H.
Original source can be found here: https://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/2-tac-hai-cua-viec-tre-khong-thich-ganh-dua-cha-me-biet-khich-le-con-se-ngay-cang-tu-tin-hon-c216a1360337.html