Mẹ Hà Nội mách cách xử lý cực khéo léo, khoa học khi con bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên hai
Bé Mon vô cùng kháu khỉnh và đáng yêu (Ảnh: NVCC)
Chị Trang chia sẻ, khủng hoảng tuổi lên 2, hiểu nôm na giai đoạn này rơi vào khoảng 18 tháng cho đến 3 tuổi, (lên 3 tuổi lại khủng hoảng lên 3). Con sẽ trở lên cực bướng bỉnh, hay lăn ra ăn vạ, con nói không với mọi thứ, có những hành động bạo lực như lao vào đánh đấm người khác. Nếu không xử lý tốt thì con sé kéo dài đến 3 năm và kéo dài đến lớn.
Theo đó, với mỗi phản ứng của con khi rơi vào thời gian khủng hoảng 9X Hà thành đã đưa ra những cách ứng phó riêng như sau:
Khi con ăn vạ, lăn ra gào khóc
Khi con ăn vạ từ trong nhà ra ngoài sân, chị Trang tuyêt nhiên không cưng nựng mà bình tĩnh ngồi đợi cho con khóc hết đợt. Đi dọc đường, con thích cái gì không được, cũng lăn ra ă khi con bước vài giai đoạn khủng hoảng tuổi l n vạ. Chị Trang cứng rắn bế con vào bên vệ đường khóc tiếp, khóc chán đứng dậy ôm mẹ cùng về.
“Có những lần con ăn vạ giữa quán ăn, mình đã lập tức bế con ra ngoài quán ngồi khóc, để không ảnh hưởng đến người khác, khóc chán, khóc mệt rồi đi vào ăn tiếp.
Về nhà với ông bà, con luôn nghĩ sẽ ăn vạ được người khác ngoài mẹ, nên càng khóc to hơn. Mình không chiều, cũng không cho ông bà dỗ dành. Lúc ấy, bế con vào trong phòng, chốt cửa lại cho khóc khi nào chán sẽ nín. Mình cũng chuẩn bị luôn khăn, thau, nôn ói gì cũng được. Tất nhiên, lúc này mẹ ở trong phòng cùng con. Kể cả ông bà, hay bố có ngồi cạnh cũng không ai dám bênh.
bBé Mon khóc lóc, ăn vạ khi rơi vào tuần khủng hoảng (Ảnh: NVCC)
Nhiều người nhìn vào hỏi mình để con khóc nhiều không sợ con ốm à? Mình không nghĩ nặng nề đến thế. Ốm con cho đi viện, nghe có vẻ hơi căng thẳng nhưng mình quan điểm là ốm không chết, con hư hỗn làm cái rốn của vũ trụ mới chết. Dĩ nhiên thì cũng phải phân biệt rõ trường hợp và phân tích tình huống xem đó có phải là ăn vạ không? Và cấp độ ăn vạ như thế nào? Nếu con khóc quá dai, mẹ hãy chơi trò chơi, hay làm cái gì đó ở gần con, để thu hút sự chú ý của con, để con tự đi ra chơi với mẹ”, chị Thuỳ Trang bày tỏ.
Khi con có những hành động bạo lực, lao vào đánh mọi người
Với hành xử này của con, chị Thuỳ Trang khuyên rằng, mẹ hãy giữ con lại cho con bình tĩnh, có thể đưa ra một hình phạt cho hành động này. Ví dụ như con sẽ bị đứng 1 góc, sau đó khi bình tĩnh rồi thì ra ôm hôn người mà con vừa mới đánh.
Khi con có biểu hiện bạo lực, mẹ nghiêm mặt lại nói chuyện với con, thể hiện rõ ràng đó là việc không đúng. Tuyệt đối không được ai cười cợt, vui vẻ trên hành động bạo lực của con.
Tuy nhiên, chị Trang luôn bình tĩnh xử lý những tình huống của con mọi lúc (Ảnh: NVCC)
Con nói "không" với mọi thứ
Bà mẹ 9X cho hay, giai đoạn này, con đang bắt đầu có những ý kiến riêng, muốn thể hiện cái "tôi" của mình, muốn thể hiện mình là một cá thể độc lập. Do đó, mẹ nên nói chuyện và tôn trọng trong khuôn khổ ý kiến của con.
“Ví dụ như khi con không muốn ăn, con lắc đầu nói: không, không! Con có thể không ăn, tùy con, con sẽ bị đói, con phải chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình. Tuy nhiên, khi con nói "không", mà việc đó mẹ lại phải làm, thì hãy nói với con rằng "Mẹ biết là con không muốn mặc áo, nhưng con không mặc áo thì không thể đi học được, không đi học thì không có cơm ăn, con sẽ bị nhịn đói".
Mẹ cũng có thể cho con lựa chọn quần áo của mình để mặc, tất nhiên điều này phải nằm trong khuôn khổ. Ví dụ như mùa đông, mẹ sẽ cho con lựa chọn đồ mùa đông chứ con không thể lựa đồ mùa hè, mùa hè thì chỉ được chọn đồ mùa hè chứ không được chọn đồ mùa đông”, mẹ bé Mon nhấn mạnh.
Ở nhiều tình huống khác, khi con phải về nhưng lại muốn tiếp tục ở lại sân chơi, con nói "không, không", mẹ hãy nói: "Mẹ biết là con muốn chơi tiếp, nhưng bây giờ mẹ phải về nấu cơm, nếu không nấu cơm thì tối nay không có cơm ăn, ngày mai mẹ sẽ đón con sớm hơn, để con chơi được nhiều hơn nhé". Hứa thì phải làm, ngày hôm sau mẹ nên đi đón con sớm hơn 1 tiếng, thỏa thuận trước với con là: "Mẹ cho con 60 phút để chơi, hết giờ thì mình về nhé". Sau đó, mẹ cứ để cho con chơi thoả thích, từ hôm sau cứ thế lặp lại, chơi trong giờ quy định. Dĩ nhiên mấy hôm đầu con vẫn sẽ khóc không về, nhưng sau vài hôm con sẽ hiểu rằng,có khóc cũng không thể phá bỏ cái mốc thời gian quy định đó được, mẹ đã đến sớm đón để cho mình chơi rồi, chơi hết giờ thì phải về.
Bình tĩnh chính là chìa khoá để mẹ vượt qua giai đoạn khủng hoảng cùng con (Ảnh: NVCC)
Bên cạnh đó, chị Trang cũng khuyên rằng, mẹ nên nói chuyện với con theo những câu mang tính chất hỏi ý kiến như:
Cái này, vấn đề này, chuyện này ..., có được không con? Con có đồng ý không? Con có thích hay không? Con có muốn hay không? Lúc đầu thì câu trả lời tất nhiên là không. Nhưng sau nhiều lần tự chịu trách nhiệm với cái "không" của mình, con sẽ biết đưa ra lựa chọn. Con sẽ gật đầu, hoặc nói có.
Giai đoạn bắt chước
Giai đoạn này cũng là giai đoạn chị Thuỳ Trang thấy con rất thích bắt chước hành động của người lớn. Ví dụ đi ăn con bắt chước mẹ vắt chanh vào bát. bắt chước mẹ quét nhà, bắt chước mẹ rửa rau, bắt chước mẹ nhặt rau...
Vậy nên, lúc này mẹ cần tập và cho con có cơ hội được tự lập, tự làm những việc tích cực. “Ví dụ như con được tự ăn, được cùng mẹ làm việc nhà, được nhặt rau, rửa rau. Không gạt con sang 1 bên, và đừng bao giờ nghĩ là con còn bé không làm gì được, bày ra mất công mình dọn mệt hơn. Mẹ cũng đừng nên sợ con bị thế này thế kia, mà không cho con làm”, mẹ bé Mon cho hay.
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể cho con được đi chợ tự chọn đồ ăn. Lúc này, con sẽ chọn khá nhiều thứ, nhưng mẹ sẽ chọn ra ít nhất 1-2 món con chọn, để chế biến món ăn cho con, Như vậy, con sẽ có cảm giác được tôn trọng ý kiến nhiều hơn, tận hưởng thành quả lao động của mình. Khi vào hàng rau, con sẽ đi chọn đồ, mẹ sẽ đưa ra ý kiến cho con.
Chị Thuỳ Trang khẳng định, bản thân chị không phải một người mẹ hoàn hảo, dịu dàng. Cho nên khi bước vào kì khủng hoảng của con, chính chị cũng bị khủng hoảng. Nhiều lúc không kiềm chế được bản thân, đã có lần chị lớn tiếng với con, thậm chí có đánh con.
Nhưng khi bình tĩnh trở lại, chị mới nhận thức được hành động đó là sai, nên phải cố gắng kiềm chế hết sức có thể. “Thỉnh thoảng nếu mình có nóng tính, làm sai với con, mình sẽ chờ cho cả 2 mẹ con cùng bình tĩnh, rồi nói xin lỗi con. Mình sẽ nói kiểu như: "Mẹ xin lỗi vì mẹ đã đánh/ mắng con, nhưng vì hành động của con chưa đúng, lần sau mẹ sẽ cố gắng sửa lỗi của mẹ, con cũng đừng làm hành động như thế nữa nhé!", chị Trang chia sẻ.
Tóm lại, bà mẹ trẻ khẳng định rằng, giai đoạn này, việc cần làm nhất của mẹ đó là bình tĩnh. Nghiêm khắc nhưng không áp đặt, tôn trọng nhưng không chiều chuộng nhu nhược. Không thỏa hiệp khi con ăn vạ, chỉ cho khi con xứng đáng. Mẹ nên tạo điều kiện cho con học theo và tự làm những việc tích cực. Tạo điều kiện cho con đưa ra ý kiến cá nhân, để qua đó cả mẹ và con đều vượt qua thời kỳ khủng hoảng của con được tốt đẹp nhất.
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2678663