Dấu hiệu cho thấy con bạn cần đến bác sĩ tâm lý
Hành vi gây rối ở trẻ 10 tuổi có thể được tạo ra bởi sự lo lắng không được công nhận. Phản ứng thái quá là một phản ứng tâm lý thể hiện cảm xúc khó chịu mà một đứa trẻ phải chịu đựng trong một số tình huống.
2. Tức giận liên tục
Trẻ em có xu hướng say mê với một số vấn đề nhất định. Vậy nên khi trẻ đang say mê chơi một món đồ nào đó mà bị bố mẹ cắt ngang, không cho chơi nữa. Chúng sẽ biểu lộ sự tức giận như gào khóc dai dẳng. Sự tức giận diễn ra liên tục có thể báo hiệu các dấu hiệu lo lắng, hoặc thậm chí là rối loạn tăng động giảm chú ý. Một bác sĩ tâm lý có thể dễ dàng nhận ra nguồn gốc tức giận của trẻ nhỏ.
3. Thường xuyên buồn rầu
Nếu một đứa trẻ có xu hướng buồn về những vấn đề mà chúng ta không biết hoặc trở nên lo lắng bất thường. Nếu có thể, bố mẹ nên hỏi thẳng trẻ vấn đề chúng đang gặp phải. Một đứa trẻ không tìm thấy sự thoải mái bên bố mẹ hoặc không tìm thấy sự bình yên trong chính ngôi nhà của mình, chúng sẽ dễ mắc bệnh trầm cảm.
Kết quả học tập đột nhiên giảm mà bố mẹ không biết nguyên nhân là một tình trạng đáng lo ngại. Đây là sự phản ánh chính xác cảm xúc của trẻ. Khi trẻ gặp vấn đề trong tâm lý, chúng sẽ không còn hào hức và thích thú với việc học nữa. Đôi khi lý do có thể là nạn bắt nạt trong học đường. Tốt nhất bố mẹ nên hỏi giáo viên về tình hình con mình ở trường trước tiên.
5. Trẻ thích ở một mình
Thỉnh thoảng, mỗi đứa trẻ cần một thời gian một mình trong im lặng, không có nhiều người xung quanh. Khi trẻ bắt đầu học tiểu học, một số đứa trẻ sẽ không ngừng líu lo cả buổi về chuyện trường lớp. Nhưng cũng có những đứa trẻ khác ít nói hơn và chỉ thích chơi một mình ở trường. Nếu một đứa trẻ thường xuyên thích ở một mình ở trường lẫn về nhà, bố mẹ cần phải lo lắng con mình nhiều hơn.
6. Không có khả năng tập trung
Một số đứa trẻ không thể tập trung vào việc học của mình, chúng không thể ngồi yên, dễ bị phân tâm và mắc chứng khó học. Nếu tình trạng diễn ra thường xuyên, bố mẹ nên đưa con mình đến bác sĩ để tìm ra chính xác nguyên nhân.
7. Nỗi ám ảnh và sự ép buộc
Nỗi ám ảnh và sự ép buộc có thể là một phần bình thường trong sự phát triển của trẻ, trừ khi chúng không biến mất và xuất hiện với tần suất nhiều. Nếu nỗi ám ảnh này ảnh hưởng đến trẻ một cách tiêu cực, bố mẹ cần phải liên hệ với bác sĩ.
8. Thay đổi đột ngột về kiểu ngủ
Mối quan hệ giữa phát triển thể chất, cảm xúc, chất lượng giấc ngủ là rất quan trọng. Không ngủ đủ giấc trong những giai đoạn đầu đời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và hoạt động thường ngày của trẻ. Nếu trẻ bỗng trở nên khó ngủ, mất ngủ, mệt mỏi kéo dài, việc đi khám bác sĩ là điều cần thiết.
Article sourced from 24H.
Original source can be found here: https://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/8-dau-hieu-cho-thay-con-ban-can-den-bac-si-tam-ly-c216a1118801.html