Có đến hơn 9 loại bánh bao nổi tiếng ở Trung Quốc, có loại...‘chó cũng không thèm’ nhưng lại là đặc sản nhiều
ảnh minh họa
Gạo là một loại lương thực chủ yếu của người dân Trung Quốc nên cơm hay mì là món ăn chính trong bữa ăn của họ. Nhưng nếu có một cuộc thăm dò để tìm kiếm món ăn thông dụng nhất Trung Quốc, du khách sẽ nhận được câu trả lời, đó chính là bánh bao.
Bánh bao có mặt ở khắp nơi, từ các quán hàng lề đường cho đến những nhà hàng cao cấp. Mỗi một thành phố của đất nước này đều có một dạng đặc trưng riêng, đến cả người bản xứ cũng chưa chắc đã thưởng thức đủ hết các loại. Và dưới đây là 9 loại bánh bao phổ biến nhất ở đâu cũng có thể bắt gặp trên đường phố Trung Quốc.
1. Bánh bao "chó không thèm" (Cẩu bất Lý)
Ra đời vào thời vua Hàm Phong của nhà Thanh năm 1858 sau Công Nguyên, dù có cái tên hơi khó nghe nhưng đây được xem là một trong những "tam tuyệt của Thiên Tân", nổi tiếng khắp cả nước. Nhờ vào hương vị thơm ngon và kiểu dáng độc đáo với việc kết hợp nguyên liệu thơm ngon và tinh tế, cách làm cầu kì và tỉ mỉ. Điểm đặc trưng của loại bánh này là các nếp gấp cân đối, mỗi cái bánh đều phải đủ 18 nếp gấp. Có người còn đùa tuy tên "chó không thèm" nhưng lại là món mà rất nhiều người thèm đấy!
2. Bánh bao súp gạch cua Tĩnh Giang
Bánh bao súp gạch cua Tĩnh Giang không nổi tiếng ở nước ngoài nhưng rất được nhiều người Trung Quốc ăn tẩm bổ. Dù cũng có phần nước súp bên trong như tiểu long bao nổi tiếng và cách ăn tương tự, nhưng phần súp của món này có mùi vị khác hoàn toàn. Khi ăn, ta có thể liên tưởng đến món súp cua đặc sệt thơm lừng nhưng phần nguyên liệu có chút cao cấp hơn khi dùng gạch cua để nấu tạo màu đỏ cam cực đẹp.
3. Bánh bao súp Khai Phong
Có lịch sử hơn 100 năm, đây là một trong những món ăn nổi tiếng phải ăn khi đến Trung Quốc. Vỏ bánh bao mỏng, nhân bánh dày, chứa đầy súp và dầu, lúc nhấc lên thì giống như một chiếc đèn lồng, khi đặt xuống thì giống như hoa cúc. Và đặc biệt món bánh bao này không cỏ lớp vỏ bao kín mà vẫn hở ở phần chóp trên, nhưng khi hấp vẫn giữ được hương vị của nhân, khi ăn thì phải húp phần nước súp ở trên trước.
4. tiểu long bao Nam Tường
Ngày trước đây chỉ là bánh màn thầu thịt heo người dân tự làm ở trấn Nam Tường, không có tên gọi cụ thể. tiểu long bao Nam Tường nổi tiếng với hương vị thơm ngon, dễ ăn, vỏ bánh rất dày nhưng không ngán, được nhiều người ưa chuộng và dần dần có mặt trên cả nước.
5. Bánh bao nướng Tân Cương
Là món ăn chính nổi tiếng nhất nhìn đất Tân Cương, vỏ bánh bao nướng ở Tân Cương được làm từ bột mì chưa lên men, không được cán mỏng như nhiều loại khác, bốn mặt được xếp thành hình vuông. Nhân bánh được làm từ thịt dê và mỡ đuôi dê thái hạt lựu, hành tây, bột thì là,... thêm chút nước và trộn đều. Đem bánh được gói kỹ dán trên thành trong hố nang, nướng trong 10 phút. Nếu đi du lịch Tân Cương chắc chắn bạn sẽ được ăn và học làm thử món đặc sản này.
6. Bánh bao xá xíu Quảng Đông
Đây chắc hẳn là cái tên quen thuộc ở các tiệm Dim Sum của Việt Nam, phổ biến không kém tiểu long bao, bánh bao xá xíu có hình dạng khá nhỏ, ở trên thường không gấp nếp mà hơi vỡ để lộ phần nhân hấp dẫn. Muốn đúng vị thì phải dùng xá xíu có mỡ và thịt vừa làm nhân, vỏ bánh sau khi được hấp chín phải mềm và mịn, lan tỏa mùi hương xá xíu đậm đà.
7. Bánh bao ba hạt lựu Dương Châu
Bánh bao ba hạt lựu là món ăn đặc sản của Dương Châu. Nó nổi tiếng là nhờ có vỏ bánh trắng như tuyết, cảm giác mềm mềm, nhân thịt thì thơm ngon. Cái tên "ba hạt lựu" là vì được làm từ thịt gà thái hạt lựu, thịt heo thái hạt lựu và măng thái hạt lựu, tất cả trộn đều tạo ra hương vị lạ miệng thơm ngon.
8. Bánh bao chiên nước Lợi Tân
Có mặt từ đời nhà Thanh, món bánh bao này nhìn tưởng giống bánh trứng gà non nhưng thực ra lại khác hoàn toàn. Đặc điểm chính là vỏ bánh mỏng có màu vàng vàng, được chiên cháy xém phần đáy nên rất giòn và thơm lại không cứng. Bên trong chỉ là nhân bánh bao bình thường nhưng kết hợp với bên ngoài độc đáo nên được nhiều người biêt đến.
9. Bánh bao chiên Thượng Hải
Đây là loại bánh bao chiên nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhất. Tên gọi ban đầu của bánh bao chiên là "màn thầu chiên", đã có lịch sử hơn 100 năm ở Thượng Hải. Phần dưới dáy của lớp vỏ bên ngoài được chiên vàng giòn rụm, phần nửa trên được rắc vừng và hẹ. Nó có mùi cháy sém nức mũi, cắn vào nước súp lấp đầy khoang miệng, vì vậy còn được xem như là tiểu long bao phiên bản chiên giòn.
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2792291