Là lục địa duy nhất không có người sinh sống, Nam Cực không có chính phủ và cũng không thuộc quốc gia nào. Hiện tại có 7 nước khẳng định chủ quyền tại vùng biển này gồm: Argentina, Chile, Pháp, Úc, Anh, Na Uy và New Zealand. Những nước này từng có ý định tiến hành nghiên cứu vùng đất mà họ khẳng định chủ quyền.
Tuy nhiên, sự khẳng định chủ quyền là đi ngược lại với tinh thần của Hiệp ước Nam Cực mà nhiều quốc gia ký kết tại Washington năm 1959, trong đó có Anh. Hiệp ước qui định không quốc gia nào được khẳng định chủ quyền trên lục địa và được soạn thảo nhằm ngăn chặn những tranh chấp về lãnh thổ. Nghị định thư về môi trường - Nam Cực, kí kết năm 1991, cũng cấm toàn bộ các hoạt động liên quan tới khai thác khoáng sản cũng như các hoạt động nghiên cứu khác.
Nam Cực không chỉ có phong cảnh hoang sơ, hấp dẫn các nhà khoa học đến thám hiểm, nghiên cứu. Vùng đất này còn được cho là dự trữ một khối lượng lớn các loại khoáng sản, dầu mỏ và khí đốt. Vịêc này của các nhà chức trách Anh cũng cho thấy nỗ lực của nước này trong việc tìm kiếm các nguồn tài nguyên cho tương lai trong bối cảnh các nguồn dự trữ khí đốt tự nhiên và dầu mỏ đang cạn kiệt dần trong những thập kỷ tới.
Hồi tháng 8 vừa rồi, Nga cũng đã khởi động cuộc đua tại khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, bằng việc cắm cờ dưới đáy biển Bắc Cực trong cuộc thám hiểm bằng tàu ngầm. Nga, Na Uy, Mỹ, Đan Mạch đều khẳng định chủ quyền tại đây. Ngay sau hành động của Nga, Canada đã công bố việc xây dựng các căn cứ huấn luyện quân sự tại Bắc Cực và tăng cường các hoạt động tuần tra.
chuyên bán các loại thực phẩm tươi ngon như trái cây, thịt, cá,...