6 đặc sản ngon tiếng tăm của đất Tổ Vua Hùng
ảnh minh họa
1. Bánh tai
Bánh Tai có từ thời xa xưa của làng Phú Thọ, bánh có tên gọi khác là bánh Hòn. Bánh có hình dạng giống cái tai, được làm từ gạo tẻ, nhân thịt lợn với công thức và những nguyên liệu đặc biệt khác.
Bánh tai Phú Thọ có màu trắng đục, thơm mùi bột qyện trong mùi thịt ngầy ngậy. Ăn từng miếng nhỏ mới cảm nhận hết dư vị của chiếc bánh. Bánh tai dễ ăn và nhiều người có thể dùng được bởi bánh được làm từ bột gạo tẻ nên rất lành, thường được dùng làm thứ quà ăn sáng.
2. Thịt chua Thanh Sơn
Thịt chua Thanh Sơn được làm từ thịt mông, vai, thăn và phải đảm bảo lợn vừa được giết mổ, miếng thịt còn tươi, ngon. Đặc biệt, với các miếng thịt có cả bì, mỡ và thịt nạc thì đòi hỏi người thái phải có kinh nghiệm lâu năm mới đảm bảo sản phẩm đầu ra đẹp mắt. Đối với thịt chua thì thính là nguyên liệu không thể thiếu được.
Thịt chua thường được ăn kèm với lá sung, lá đinh lăng, lá nhội, lá ổi. Khi ăn có vị bùi bùi của thịt, sần sật của bì nướng hòa quện với vị chua chua của vị thính đã lên men, vị chát ngọt của lá cây rừng hòa vào vị cay của tương ớt.
3. Trám om kho cá
Trám om kho cá là một trong những món có mùi vị rất riêng của Phú Thọ không nên bỏ qua khi du lịch nơi đây. Khi thưởng thức trám om cá kho cá bạn sẽ cảm nhận được từ vị chua, đến vị ngọt, rồi chút chát chát, béo bùi rất ấn tượng.
Trám có hai loại là trám đen và trám chua. Trám đen quả to như ngón tay cái, khi chín có mầu đen ánh, hình thoi dài, một đầu hơi nhọn, đem om, chấm với muối vừng, muối lạc ăn béo ngậy. Còn trám chua quả nhỏ hơn, khi chín có mầu vàng xám, hơi tròn múp hai đầu.
4. Rau sắn
Mọi người thường quen ăn củ sắn nhưng không mấy ai từng thưởng thức món rau rắn. Búp sắn non được ngâm nước cho bớt nhựa rồi vò nát, trộn thêm chút muối rồi đem bỏ vào vại ủ chua khoảng 4-5 ngày. Rau sắn muối được ăn kèm với các món khác, đem xào hoặc nấu cá đều rất ngon.
Ảnh: thesaigontimes
Tuy nhiên cầu kỳ hơn là món canh cá rau sắn. Cá nấu với rau sắn là loại cá đồng, nhỏ chỉ bằng ngón tay, nhưng ăn rất ngọt thịt thường được gọi là cá lẹp. Cá được rửa sạch, thả vào nồi với dưa sắn chua màu vàng ươm. Đặc biệt phải nấu canh bằng chính nước ủ chua của rau, có như vậy canh mới giữ được trọn hương vị của rau sắn.
5. Cọ ỏm
Đến cuối tháng 10 âm lịch, quả cọ chín, vỏ quả chuyển dần sang màu nâu bóng, màu đen, cũng là thời điểm người Phú Thọ đi thu hoạch quả tròn đầy về để chế biến thành món cọ ỏm. Cọ được chọn đem xóc trộn để cạo bỏ lớp vỏ ngoài, rồi đem rửa sạch, luộc chín.
Quả cọ chín mọng . Ảnh. Đỗ Thảo
Luộc cọ nghe thì đơn giản, nhưng không khéo thì cọ sẽ không ngon. Khi nước sôi liu riu, cho cọ vào, đậy vung đun nhỏ lửa, để nước sôi lăn tăn. Dầu cọ từ quả phôi ra, nổi váng trên mặt nước, bám vào thành nồi, khi ấy cọ đã chín. Nếu không đúng phần lửa, phần nước, quả cọ sẽ chát và cứng, khó ăn.
Cọ ỏm thơm bùi níu lòng du khách. Ảnh: Đỗ Thảo
Cọ chín vớt ra, để nguội là ăn được. Cọ ỏm mềm, phía ngoài đen bóng, ở trong vàng ươm như mật ong, cùi dày và thơm. Khi cho vào miệng, mùi thơm lạ, hơi ngái, vị ngậy, bùi, ngọt hấp dẫn. Chấm thêm chút nước mắm hoặc muối vừng, cọ càng dậy lên vị thơm bùi.
6. Bưởi Đoan Hùng
Nói đến đặc sản Phú Thọ là phải nhắc đến bưởi Đoan Hùng. Có lẽ làm nên cái hồn cho bưởi Đoan Hùng là hương bưởi, cái mùi thơm ngan ngát ấy thực khó diễn tả. Tết đến, xuân về trên bàn thờ tổ tiên mà có trái bưởi Đoan Hùng thì hương vị đặc biệt ấy sẽ làm cho không khí gia đình thêm ấm cúng. Chỉ một lần nếm miếng bưởi với tép bưởi trắng, mềm mọng nước và ngọt lịm, thơm ngây ngất khiến ta tưởng chừng như vị bưởi như đang tan vào tận ruột gan, da thịt.
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1751845