5 loại thực phẩm bổ khí, bổ huyết vừa rẻ vừa tốt đặc biệt là phụ nữ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có 5 loại thực phẩm bổ khí cùng 5 loại thực phẩm bổ huyết mà bạn nên sử dụng hàng ngày, sẽ rất tốt cho cơ thể.
5 thực phẩm bổ khí
Cây hẹ
Theo bác sĩ Tịch, trưởng khoa dược của Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc tỉnh Sơn Tây, cây hẹ có thể giúp bổ dưỡng khí thận và tăng cường năng lượng. Ăn hẹ sống có thể bổ gan thận, ấm đầu gối, tăng cường dương đạo. Hẹ sống tính cay hăng, thông huyết, trong khi hẹ nấu chín có vị ngọt, dưỡng trung.
Khoai lang
Cuốn "Diệu liệu tổng hợp" ghi lại rằng củ khoai bổ thận khí, bổ tỳ ích vị, trị tiêu chảy kiết lỵ, giảm đờm tiết nước bọt, dưỡng ẩm da. Khoai có thể dưỡng phổi, tỳ, thận, bổ thận, phù hợp với tất cả mọi người. Khoai giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa nên có thể dùng làm thức ăn trong thời gian dài, dùng cho người ốm lâu ngày hoặc sau ốm, gầy yếu, cần bồi bổ, tỳ vị hư nhược.
Khoay tây
Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, khoai tây là một loại thực phẩm tốt để dưỡng khí. Khoai tây có tác dụng dưỡng trung, bổ khí, điều hòa dạ dày, điều hòa trung vị, cường tỳ, giảm phù nề, tăng cường thể chất.
Nấm hương
Cuốn "Diệu liệu bản thảo" ghi chép rằng nấm hương có thể mang lại lợi ích cho dạ dày và ruột, giải đờm và điều hòa khí. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng nấm hương có tác dụng bổ can thận, ích khí ích huyết, thường xuyên ăn một ít nấm có thể bồi bổ khí huyết.
Hạt dẻ
Hạt dẻ có tác dụng kiện tỳ ích khí, bổ can thận, cường gân cốt, chống lão hóa. Các axit béo không bão hòa đa, vitamin, khoáng chất và chất xơ có trong hạt dẻ có thể giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp, đột quỵ và bệnh tim mạch vành. Hàm lượng canxi trong hạt dẻ rất cao, do đó hạt dẻ là thực phẩm bổ sung canxi tuyệt vời, có tác dụng phòng và điều trị loãng xương rất tốt. Ngoài ra, hạt dẻ còn có tác dụng tốt đối với chứng đau thắt lưng và đầu gối do căng cơ thắt lưng và thoái hóa đốt sống thắt lưng gây ra.
5 thực phẩm bổ huyết
Thịt đỏ
Theo ông Trần, phó trưởng khoa Huyết học tại Bệnh viện số 2 của Đại học Y khoa Sơn Tây, thịt đỏ như lợn, cừu, bò... rất giàu sắt huyết sắc tố. Lấy thịt bò làm ví dụ, hàm lượng sắt trong thịt là 3,3mg/100g, rất phù hợp cho sức khỏe con người, tuy nhiên nên lưu ý rằng người lớn không nên vượt quá 75g mỗi ngày.
Huyết động vật
Ngoài thịt, huyết (tiết) của động vật cũng rất giàu sắt. Hàm lượng sắt trong máu lợn đạt 8,7mg/100g, tỷ lệ hấp thụ sắt trong máu rất cao, tỷ lệ sử dụng của cơ thể cao nên có thể dùng làm thuốc bổ máu cao cấp. Máu động vật phải được đun chín trước khi ăn, không được ăn sống.
Gan động vật
Đặc biệt, gan lợn có hàm lượng sắt cao hơn thịt và huyết động vật, với hàm lượng sắt cao tới 22,6mg/100g. Gan động vật không chỉ chứa hàm lượng sắt cao mà còn có tỷ lệ hấp thu trên 30% nên không chỉ người trung niên, người già ăn được mà trẻ nhỏ cũng có thể ăn được. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần ăn ít gan vì hàm lượng vitamin A trong gan động vật rất cao, nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi.
Gan tốt cho khí huyết phái nữ. (Ảnh minh họa).
Quả nhãn
Ông Vương, bác sĩ trưởng khoa thấp khớp của Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc Thiệu Hưng ở tỉnh Chiết Giang, đã đăng một bài báo trên tờ Health Times năm 2015, nói rằng quả nhãn, còn được gọi là long nhãn, có tác dụng dưỡng tim và làm dịu thần kinh, giúp dưỡng âm bổ huyết. Quả này thích hợp hơn để làm thuốc bổ cho những phụ nữ gầy, ốm yếu, hay hồi hộp, mất ngủ, sắc da xỉn màu...
Rau củ quả tươi
Trái cây và rau tươi rất giàu vitamin C và axit folic, có thể giúp chuyển hóa và hấp thụ sắt. Axit folic trong các loại rau củ, quả có thể ngăn ngừa bệnh thiếu máu ác tính và càng có lợi cho quá trình tổng hợp huyết sắc tố. Vì vậy, cần đảm bảo lượng rau củ quả hàng ngày, sử dụng các loại rau củ quả tươi, an toàn, có nhiều màu sắc để phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/5-thuc-pham-bo-khi-bo-huyet-vua-re-vua-tot-la-than-duoc-gia-binh-dan-giup-phu-nu-duong-nhan-song-tho-c131a556896.html