Khoai sọ và những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe
Tác dụng của khoai sọ đối với sức khỏe
Việc ăn khoai sọ thường xuyên mang lại cho người dùng nhiều lợi ích như:
Giúp nhuận tràng, chống táo bón
Theo nghiên cứu thì 100g khoai sọ cung cấp 11% nhu cầu chất xơ của cơ thể hằng ngày. Đây được coi là lượng chất xơ dồi dào có ở trong loại củ này. Đồng thời trong khoai sọ còn có carbohydrate phức hợp có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa, làm việc đi ngoài trở nên dễ dàng hơn phòng tránh hiện tượng táo bón xảy ra.
Tốt cho tim mạch
Khoai sọ có chứa nhiều khoáng chất như kali, kẽm, đồng, sắt, mangan và magie tốt cho sức khỏe. Kali là thành phần quan trọng của tế bào và chất dịch của cơ thể, góp phần điều hòa nhịp tim. Đối với người có huyết áp cao, kali còn có tác dụng ổn định và làm giảm huyết áp; Trong khoai sọ còn chứa hơn 17 loại acid amin rất cần thiết cho cơ thể và chứa omega-3 và 6 rất tốt với tim mạch, góp phần ngăn ngừa ung thư cũng như phòng tránh bệnh tật nói chung.
Hỗ trợ điều trị viêm thận
Khoai sọ chứa vitamin và phốt pho hỗ trợ cho những người bị viêm thận. Có thể dùng khoai sọ trong thực đơn hàng ngày để nấu ăn nhưng nêm gia vị nhạt hơn so với những người bình thường. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng khoai sọ nấu với gạo thành cháo, có thể cho thêm một chút đường.
Ngăn ngừa suy nhược cơ thể
Lượng gluxit được đưa vào mỗi ngày nên chiếm 60 - 70% tổng năng lượng, đây là nhu cầu năng lượng cần thiết mà các chuyên gia dinh dưỡng đã nhận định. Và theo nghiên cứu thì trong khoai sọ chứa nhiều gluxit góp phần nuôi dưỡng tế bào thần kinh và chống suy nhược cơ thể. Nhất là đối với người mới ốm dậy, người bị gầy thì nên dùng canh khoai sọ móng giò hay khoai sọ nấu thịt sẽ giúp cơ thể mau chóng phục hồi.
Cải thiện hệ thống miễn dịch
Vitamin C và các chất chống oxy hóa khác có trong khoai sọ sẽ giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể, phòng chống được nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Giúp giải nhiệt
Khoai sọ nấu với cua và rau muống, sẽ giúp tăng cường sức khỏe, giảm tình trạng khát nước, giải nhiệt trước thời tiết nóng bức, khó chịu đặc biệt là vào thời kỳ mùa hè
Không chỉ củ khoai sọ có tác dụng chữa bệnh mà lá khoai sọ có tính mát, vị cay giúp chữa bệnh ra nhiều mồ hôi, tiêu chảy. Bên cạnh đó, cuống lá khoai sọ được sử dụng để chữa kiết lỵ, tiêu chảy, điều hòa chức năng tiêu hóa. Hoa khoai sọ có tính bình, vị the có khả năng chữa đau dạ dày, sa tử cung, sa trực tràng.
Một số chú ý khi dùng khoai sọ mà bạn nên biết
Mặc dù khoai sọ rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn cần lưu ý những điều dưới đây để tránh những tác dụng không mong muốn của loại thực phẩm này: Khi ăn khoai, bạn nên vứt bỏ các phần bị hỏng và mọc mầm để tránh gây ngộ độc. Không nên gọt vỏ khoai quá dày sẽ làm mất một lượng lớn protein trên vỏ. Do khoai có chứa chất gây ngứa nên những người có da nhạy cảm nên đeo găng tay khi gọt để tránh gây kích ứng da. Khi sơ chế, bạn nên ngâm kỹ và nấu chín để giảm bớt hàm lượng calci oxalat.
Những người không nên ăn khoai sọ
Người mắc các bệnh dị ứng như nổi mề đay, chàm, hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng vì nó làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh. Người bị đờm là những người không nên ăn khoai sọ. Điều này là do nó có thể làm tăng lượng đờm trong cơ thể và cản trở sự phục hồi của bệnh. Hạn chế hoặc không nên cho trẻ ăn khoai vì hệ tiêu hóa của trẻ con yếu nên tiêu hóa khoai tương đối chậm. Bị gout không nên ăn khoai sọ. Bởi trong khoai có chứa hàm lượng lớn calci oxalat dẫn đến làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh gout.
Article sourced from KENH14.
Original source can be found here: http://kenh14.vn/khoai-so-rat-ngon-nhung-nhung-nguoi-nay-tuyet-doi-khong-nen-an-20221112090313238.chn