2 cách uống trà được nhiều người thích, nhưng lại gây hại thận, hại dạ dày và có thể gây ung thư

20:00' 10-05-2022
Nhiều người thích uống trà, bởi trà có thể tiêu hóa thức ăn, giảm mệt mỏi, lợi tiểu, cải thiện thị lực. Nhưng nếu uống không đúng cách, ly trà này cũng có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh tật.


    Có 2 loại trà có thể gây hại cho sức khỏe

    1. Trà quá đặc

    Uống 2 loại trà này rất nguy hiểm, gây hại thận, hại dạ dày, ung thư, nhưng nhiều người thích - 1

    Trà đặc chứa nhiều axit oxalic dễ dẫn đến sỏi thận. Nó cũng chứa nhiều flo, tích tụ trong thận và có thể làm hỏng thận.

    Hàm lượng lớn caffein và theophylline trong trà đặc có thể kích thích tiết axit dịch vị. Việc uống trà đặc thường xuyên dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, thậm chí gây viêm, loét dạ dày.

    Caffeine có trong trà đặc có thể kích thích não bộ, gây mất ngủ, đồng thời làm tim đập nhanh và máu lưu thông nhanh hơn, dẫn đến rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh và đánh trống ngực.

    Uống nước trà đặc thường xuyên không chỉ ức chế quá trình hấp thụ canxi mà còn đẩy nhanh quá trình đào thải canxi ra ngoài khiến xương bị mất canxi và gây loãng xương.

    Ngoài canxi, trà đặc còn có thể cản trở cơ thể hấp thu sắt, gây thiếu máu do thiếu sắt, dễ làm mất các chất dinh dưỡng khác.

    Tóm lại, nếu uống trà đặc một hoặc hai lần cũng không sao, nhưng nếu bạn uống trà đặc thường xuyên, những tổn thương này sẽ tiếp tục tích tụ. Đặc biệt bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, tim mạch và mạch máu não, cường giáp, sỏi thận, mất ngủ cũng như phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, cho con bú không nên uống.

    Thế nào được gọi là trà đặc? Thông thường, nên cho 3 gam lá trà vào 150 ml nước, nếu lượng trà pha vượt quá 3g thì đó là trà mạnh. Nếu cảm thấy chưa chắc bạn có thể đánh giá theo cách này: nước trà đặc uống vào sẽ hơi se lại, màu đặc và hơi đục, sau khi chè nguội sẽ có một lớp dầu của trà nổi lên trên.

    2. Trà quá nóng

    Uống 2 loại trà này rất nguy hiểm, gây hại thận, hại dạ dày, ung thư, nhưng nhiều người thích - 2

    Trà nóng là gì? Câu trả lời chính xác là nhiệt độ nóng hơn 65 ℃.

    Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đã phân loại đồ uống nóng trên 65°C là chất gây ung thư loại 2A, và nước đun sôi, trà, cà phê và súp trên nhiệt độ này đều nằm trong danh sách này. Màng nhầy trên bề mặt của thực quản rất mỏng manh và dễ vỡ, nó có thể bị đóng vảy khi nhiệt độ trà vượt quá 65°C. Một số người thích uống trà mới pha và nhiệt độ thậm chí lên tới 80°C.

    Thực quản bị bỏng cũng có thể tự phục hồi, nhưng nếu quá thường xuyên, chúng có thể dẫn đến tình trạng xuất hiện nhiều tế bào bất thường "không điển hình", cuối cùng trở thành ung thư. Ngay cả khi không bị ung thư, miệng, thực quản, dạ dày và các bộ phận khác chắc chắn bị tổn thương.

    Lời khuyên: Trà vừa mới pha, nên để nguội dần đến ấm rồi uống, nhâm nhi bằng môi, không thấy nóng là có thể uống được.

    Lưu ý những thời điểm này trong ngày không thích hợp để uống trà:

    Uống 2 loại trà này rất nguy hiểm, gây hại thận, hại dạ dày, ung thư, nhưng nhiều người thích - 3

    Khi bụng đói: Uống trà khi bụng đói trước bữa ăn làm tổn thương dạ dày và cũng có thể gây ra hiện tượng đánh trống ngực, đau đầu và khó chịu ở dạ dày.

    Ngay sau bữa ăn: Nhiều người thường uống trà sau bữa ăn vì cho rằng trà giúp sạch miệng, hỗ trợ tiêu hóa nhưng thực ra thói quen này không hề tốt. Tannin trong lá trà kết hợp với thức ăn tạo nên những hợp chất khiến hệ thống tiêu hóa bị ứ đọng, thức ăn khó được hấp thụ, tăng nguy cơ táo bón và nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.

    Trước khi đi ngủ: Uống trà 1 giờ trước khi đi ngủ có thể dẫn đến tình trạng tăng hoạt động của trí não, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

    Uống 2 loại trà này rất nguy hiểm, gây hại thận, hại dạ dày, ung thư, nhưng nhiều người thích - 4

    Uống trước và sau khi uống thuốc: Các axit tannic và theophylline trong trà sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ thuốc của cơ thể con người, đồng thời dễ gây phản ứng với các loại thuốc như thuốc an thần, bổ máu chứa sắt, chế phẩm enzym và các loại thuốc khác, làm suy yếu hiệu quả của thuốc. Vì vậy, nên uống thuốc và uống trà cách nhau ít nhất 1 giờ.

    Ngoài ra, mỗi người cũng không nên uống quá nhiều trà mà chỉ nên uống 1 - 2 ly/ ngày.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Central Skylights Vùng: Dandenong. Phone: 9999 1526
Xem thêm

Cung cấp và lắp đặt giếng trời Velux skylights, rẻ và đẹp tại Melbourne


Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/uong-2-loai-tra-nay-rat-nguy-hiem-gay-hai-than-hai-da-day-ung-thu-nhung-nhieu-nguoi-thich-c131a517223.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ