Việc lạm dụng tình cảm trẻ em ở Úc đang gia tăng
Lạm dụng tình dục trẻ em gia tăng tại Australia. Ảnh minh hoạ: actforkids.com.au
Mặc dù vậy, một nghiên cứu mới đây cho thấy chỉ 50% số người Australia báo cáo với chính quyền về những vụ được cho là lạm dụng trẻ em.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, các chuyên gia sức khỏe tâm thần đang kêu gọi cộng đồng nâng cao nhận thức về tác hại tiềm ẩn do lạm dụng tình cảm gây ra và tác động sâu sắc đối với cuộc sống của trẻ nhỏ.
Tiến sĩ Katrina Lines, Giám đốc điều hành của tổ chức “Act for Kids” (Hành động vì trẻ em), cho rằng việc lạm dụng tình cảm có thể gây tổn hại giống như việc lạm dụng thể xác, nhưng thường không được chú ý hoặc không được báo cáo.
Lạm dụng tình cảm trẻ em là một trong 5 hình thức ngược đãi trẻ em được công nhận, vì vậy, bà cho rằng điều thực sự quan trọng là phải làm sáng tỏ thêm về loại lạm dụng này và tác động đối với trẻ em ở Australia, đồng thời phải nâng cao nhận thức vì các dấu hiệu và triệu chứng có thể không rõ ràng như lạm dụng thể xác.
Lạm dụng tình cảm là một dạng bạo hành tinh thần, trong đó gây tổn hại đến lòng tự trọng của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển tình cảm của trẻ, ví dụ như la hét, chửi thề, lăng mạ, chỉ trích, đe dọa, gọi trẻ bằng những cái tên gây tổn thương hoặc làm trẻ xấu hổ, khiến trẻ sợ hãi, kiểm soát hoặc cô lập chúng…
Nghiên cứu của tổ chức “Act for Kids” cho thấy loại lạm dụng này là loại ngược đãi phổ biến nhất, với 57% trong số 45.400 trẻ em ở Australia được khảo sát xác nhận từng bị lạm dụng trong khoảng thời gian từ năm 2022-2023 và hơn 50% số trẻ được khảo sát trong độ tuổi từ 14-17 đã chứng kiến tình trạng lạm dụng tình cảm ở trường.
Ngoài ra, cứu cũng tiết lộ 87% người Australia cho rằng lạm dụng tình cảm là một vấn đề nghiêm trọng ở quốc gia này, tuy nhiên 90% số người được hỏi đánh giá thấp mức độ phổ biến của tình trạng ngược đãi trẻ em. 20% số người Australia không thừa nhận rằng việc kìm nén tình yêu và tình cảm là một hình thức lạm dụng tình cảm.
Tiến sĩ Kaye Pickering, Giám đốc điều hành Hoạt động dịch vụ tại “Act for Kids”. Ảnh: actforkids.com.au
Tiến sĩ Kaye Pickering, Giám đốc điều hành Hoạt động dịch vụ tại “Act for Kids”, cho rằng nghiên cứu này là rất đáng báo động vì lạm dụng tình cảm có thể gây ra những tác động tiêu cực lâu dài đến sức khỏe tổng thể của trẻ em, làm ảnh hưởng đến trẻ em suốt đời, làm tổn hại đến lòng tự trọng và sự tự tin của trẻ.
Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ ở trường, nếu trẻ liên tục bị nói rằng chúng không đủ tốt, hoặc chúng bị cung cấp thông tin tiêu cực về bản thân, bị hạ thấp hoặc bị làm cho xấu hổ. Tình trạng này cũng có thể gây lo lắng và trầm cảm cho trẻ trong một thời gian dài hoặc trong suốt cuộc đời.
Cuộc nghiên cứu về Hành vi Ngược đãi Trẻ em ở Australia (ACMS), được thực hiện vào năm 2023-2024, cho thấy 30,9% trẻ em Australia bị lạm dụng tình cảm trước 18 tuổi. ACMS là một nghiên cứu mang tính bước ngoặt của Australia về tình trạng trẻ em bị ngược đãi phổ biến ở quốc gia này.
Ông David Lawrence, Giáo sư về sức khỏe tâm thần và là một trong những người xây dựng báo cáo của ACMS, cho biết báo cáo cho thấy tác động của lạm dụng tình dục tương tự như tác động của lạm dụng tình cảm. Những người từng bị lạm dụng tình dục và những người từng bị lạm dụng tình cảm có nhiều nguy cơ sẽ tiếp tục bị trầm cảm, lo lắng, tự làm hại bản thân và sử dụng chất gây nghiện trong suốt cuộc đời.
Trong khi đó, Giáo sư Daryl Higgins - Giám đốc Viện Nghiên cứu Bảo vệ Trẻ em tại Đại học Công giáo Australia, cho biết báo cáo của ACMS cho thấy lạm dụng tình cảm là tác nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần ở Australia.
Do đó việc phòng ngừa sớm là rất quan trọng, chẳng hạn như tạo điều kiện cho cha mẹ tiếp cận các chương trình nuôi dạy con cái, dựa trên bằng chứng và hỗ trợ để dựa vào các nguồn thông tin đáng tin cậy đó, chẳng hạn như các giáo viên, bác sĩ và nhà giáo dục trẻ em có thể gửi thông điệp về những cách hiệu quả để giúp đỡ cha mẹ làm tốt nhất công việc nuôi dạy con cái theo hướng quan tâm đến con em mình hơn, tập trung vào cảm xúc của trẻ.
Trong khi đó, Tiến sĩ Lines cho rằng việc bảo vệ trẻ em trong cộng đồng và giải quyết các vấn đề lạm dụng tình cảm là trách nhiệm của mọi người, chứ không chỉ riêng chính phủ.
Article sourced from BNEWS.
Original source can be found here: https://bnews.vn/australia-lam-dung-tinh-duc-tre-em-gia-tang/345589.html