Vì sao phụ nữ phải hy sinh cho đàn ông mà không có chiều ngược lại?
Vì sao phụ nữ cứ phải hy sinh cho đàn ông mà không có chiều ngược lại?
Nhiều chị em phụ nữ bị “ru ngủ” bởi những lời tung hô sáo rỗng, để rồi dùng cả cuộc đời mình miệt mài hy sinh cho một điều gì đó, mong giữ lại sự yên ấm cho ngôi nhà mình. Khi còn trẻ, các cô tự biến mình thành người giúp việc không công của bạn trai, nấu nướng, giặt giũ, quét dọn cho anh ta mỗi ngày. Khi lấy chồng, họ nhường đàn ông cơ hội lập nghiệp, chấp nhận ở nhà đầu bù tóc rối để chồng “đánh Nam dẹp Bắc”. Bầu trời trên đầu họ thu hẹp lại trong một khoảng sân, và thế giới chỉ còn lại trong ánh mắt một người đàn ông. Đến một ngày, người đàn ông mà họ vốn coi là cả thế giới nhẫn tâm quay lưng bỏ đi, họ mới oán trách tại sao những hy sinh của mình lại không được đền đáp.
Nhưng họ không biết rằng, một gia đình hạnh phúc, một xã hội văn minh không bao giờ nên được xây dựng trên sự hy sinh của bất kỳ ai, huống gì là sự hy sinh của một người phụ nữ chân yếu tay mềm. Những gì cả hai làm cho nhau khi yêu, khi xây dựng một gia đình nên là sự đồng tình từ hai phía. Không thể nói tôi đã hy sinh nên tôi phải nhận được điều này, điều kia. Đừng tạo áp lực cho đối phương bởi sự hy sinh của bạn, và cũng đừng khiến ai phải vì mình mà hy sinh.
Yêu thương nên là điều nhẹ nhõm nhất trong đời, đừng khoác lên nó bài tính khổng lồ giữa cho và nhận. Trong một gia đình, người mẹ hạnh phúc thì gia đình mới hạnh phúc. Sự yên ấm của một mái nhà nên do mọi thành viên cùng vun đắp, chứ không phải dựng nên từ sự hy sinh của người vợ, người mẹ. Nếu cán cân cho – nhận cứ nghiêng dần về một phía, một ngày nào đó mái nhà ấy sẽ đổ sụp vì chẳng ai chịu nổi gánh nặng mà nó đè lên.
Vợ chồng không thể hy sinh đời mình để mà “vì con”
Rất nhiều cặp vợ chồng bị nhạt phai tình cảm sau khi đứa con ra đời. Thậm chí có lúc mối quan hệ vợ chồng còn căng thẳng, như đứng trước vực thẳm. Theo các chuyên gia tâm lý, nếu bạn coi con cái là trung tâm cuộc sống của mình, điều đó thực sự có hại với trẻ con.
Thứ hai, một cặp vợ chồng nhất định phải là trung tâm của gia đình. Vợ chồng hạnh phúc, con cái của họ mới cảm nhận được niềm vui và năng lượng tích cực. Thứ ba, một ngày nào đó tụi nhỏ sẽ trưởng thành và rời đi, người ở bên cạnh bạn lúc này chỉ còn vợ/chồng. Chính vì những lí do này, những cặp đôi đã kết hôn và làm cha mẹ cần điều chỉnh tâm lý, thói quen, độ ưu tiên của mình sao cho hợp lý.
Và khi gia đình đã rạn nứt, nhiều người lấy lí do “vì con” để gắng gượng sống cùng nhau trong sự giả tạo. Con trẻ cảm nhận được hết những điều bất ổn đó. Và thực sự, chúng không hề cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc gì trong 1 gia đình chỉ còn là vỏ bọc như thế mà thôi.
Trong gia đình, tình yêu thương là cội nguồn của mọi phẩm chất để vợ chồng sống hạnh phúc suốt đời bên nhau. Có thực sự yêu thương nhau mới có thể tha thứ, nhường nhịn, tôn trọng, giúp đỡ, học tập và bổ sung cho nhau. Vợ chồng sống chung trong một mái nhà giống như hai người cùng chèo một chiếc thuyền giữa bao la biển cả. Sẽ không thể đưa con thuyền của mình cập được bến bờ hạnh phúc khi người ta không còn đồng lòng, đồng cảm yêu thương mà chỉ xem đó là sự hy sinh cho người.
Phụ nữ sinh con vì mình
Bất cứ việc gì, kể cả việc sinh con, đi làm, làm đẹp, quan hệ xã giao… phụ nữ đừng nghĩ là vì ai cả mà hãy nghĩ đó là vì mình trước tiên. Mình hi sinh cái gì đó để được cái gì đó trước tiên hãy vì mình đã. Kể cả là trong chuyện con cái sinh ra.
Sinh con là nghĩa vụ thiêng liêng của người phụ nữ mà không ai có thể làm thay cả. Kể cả là khoa học có hiện đại đến đâu đi chăng nữa và đàn ông có xuất chúng tới nhường nào, thì những thiên thần chỉ có thể là do phụ nữ sinh ra. Khi bầu bí, khi tủi hờn, khi xấu xí vì con, khi chồng chê nọ, chê kia, khi chồng ra ngoài giải quyết nhu cầu sinh lí, theo đàn bà khác, phụ nữ cũng không cần phải đau khổ mà gào lên rằng: “Tôi sinh con cho anh mà anh đối xử với tôi thế à?”; mà hãy nghĩ: “Không, đây chính là đứa con của mình, mình chịu khổ vì con, chịu xấu vì con, chịu mất mát, hi sinh chỉ vì con của mình chứ nhất định không vì người nào khác.” Còn người đàn ông nếu tốt thì sẽ làm cha, nếu không ra gì thì sẽ không là gì cả. Đó là sự lựa chọn của anh ta mà thôi.
Nếu nghĩ làm cái gì đó cho ai mà họ lại phản bội mình thì nó đau lắm. Ấm ức lắm! Cho nên, ta cứ nghĩ, mình chịu nhiều thiệt thòi cay đắng là vì mình trước. Thì cái nỗi đắng cay ấy cũng có lí do chính đáng của nó. Phụ nữ không những phải tự chủ về tài chính mà ngay cả lòng tự trọng cũng phải làm chủ cho mình. Đừng khi nào cũng như cây tầm gửi vào một người đàn ông mà nghĩ rằng: Tôi sống cho anh, vì anh, sinh con cho anh, làm việc nhà cho anh, chăm sóc cho anh…
Cho nên, khi làm việc gì cũng vậy, bạn hãy cứ nghĩ: Đó là làm vì mình trước tiên. Kể cả là việc sinh con cái, và những ấm ức tủi hờn khi mang bầu. Vì bạn biết đấy, thường thì trong các cuộc ly hôn, người phụ nữ thà mất tất cả chứ chẳng mấy khi chịu mất con mình. Còn đàn ông thà mất tất cả chứ ít khi chịu mất tiền của anh ta.
Article sourced from GUU.
Original source can be found here: https://guu.vn/em-dung-xay-hanh-phuc-tren-su-hy-sinh-i4ys1qGKOnMgo.html