Úc hợp tác chống tham nhũng xuyên biên giới

17:00' 16-06-2022
Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã cam kết chính phủ mới của ông sẽ thành lập một ủy ban chống tham nhũng có đầy đủ thẩm quyền cần thiết để thực thi nhiệm vụ.


    Australia thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng. (Nguồn: Getty Images)

    Lợi ích quốc gia của Australia không chỉ được phục vụ bằng cách chống tham nhũng trong nước mà còn vượt ra ngoài biên giới. (Nguồn: Getty Images)

    Chính phủ Australia đang dần tiến tới thành lập một cơ quan chống tham nhũng quốc gia. Chính quyền Công đảng cam kết sẽ thông qua luật liên quan phòng chống tham nhũng vào cuối năm nay. Do đó, việc phác thảo cuối cùng về cơ cấu và chức năng của một cơ quan như vậy, đặc biệt là phạm vi và quyền hạn của nó, sẽ rất quan trọng.

    Mô hình hợp tác

    Cơ quan chống tham nhũng mới của Australia phải có khả năng tham gia hợp tác quốc tế có ý nghĩa, triệt để, thiết thực, bền vững với các tổ chức đối tác ngang hàng ở châu Á và Thái Bình Dương. Nếu được thực hiện tốt, đây có thể là mô hình cho sự hợp tác giữa các quốc gia khác trên thế giới.

    Tham nhũng là vấn đề nổi cộm đối với các quốc gia trong khu vực, cũng như trên thế giới. Hầu hết các cuộc khủng hoảng chính trị quốc tế ngày nay đều xuất phát từ tình trạng tham nhũng của giới tinh hoa.

    Tình trạng tham nhũng ở nhiều nơi tạo ra sự bất bình đẳng về cơ cấu, kém phát triển và bất ổn về chính trị. Và các chính phủ đôi khi “vũ khí hóa” sự tham nhũng trong giới tinh hoa để có ảnh hưởng quốc tế thông qua cái gọi là “tham nhũng chiến lược”.

    Về lâu dài, phản ứng tốt nhất là quản trị toàn diện và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách của Australia có xu hướng nghi ngờ về những gì thực sự có thể được thực hiện ở nước ngoài để hỗ trợ mục tiêu lớn này.

    Câu trả lời cơ bản nhất cho việc giúp các quốc gia khác trong vấn đề quản trị là cơ quan phòng chống tham nhũng của Australia cần làm những gì có thể để chống nạn tham nhũng, hối lộ xuyên quốc gia, đặc biệt bằng cách phong tỏa tài sản tham nhũng cũng như hợp tác với các đồng minh và đối tác, thúc đẩy minh bạch tài chính như một lợi ích công toàn cầu.

    Australia cũng có thể tìm ra những cách thức mới để hỗ trợ những người ủng hộ chống tham nhũng, các nhà báo vạch trần nạn tham nhũng, và có thể tài trợ cho hoạt động chống tham nhũng của các tổ chức đa phương và xã hội dân sự.

    Ngoài ra, hỗ trợ song phương cũng có thể được thực hiện theo những cách thức sáng tạo.

    Hợp tác và trao đổi thông tin và ý tưởng giữa các quan chức chống tham nhũng có thể hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động phòng chống tham nhũng, đồng thời tránh vướng vào các tranh cãi chính trị.

    Một bộ phận chuyên trách quốc tế của Ủy ban Liêm chính Australia sẽ được triển khai để thực hiện nhiệm vụ này.

    Một số đối tác quốc tế quan trọng của Australia có các cơ quan chống tham nhũng quốc gia với mức độ hiệu quả khác nhau.

    Chẳng hạn, Papua New Guinea, nơi tham nhũng từ lâu trở thành rào cản lớn đối với sự tiến bộ của quốc gia, đã thành lập Ủy ban Độc lập chống tham nhũng vào năm 2020. Ủy ban Xóa bỏ tham nhũng của Indonesia (KPK) cũng đã làm được nhiều việc lớn kể từ năm 2004.

    Việc bổ sung năng lực chiến lược cho cơ quan chống tham nhũng của Australia trong việc hợp tác với các cơ quan chống tham nhũng ở các quốc gia khác sẽ là một khoản đầu tư thông minh.

    Bà Anne-Marie Slaughter, nhà khoa học chính trị và là chuyên gia phân tích chính sách đối ngoại nổi tiếng của Mỹ đã lập luận trong cuốn sách của bà có tựa đề Một trật tự thế giới mới rằng các nhà quản lý là “những nhà ngoại giao mới”.

    Khi ở trong cùng một căn phòng, họ sẽ thảo luận về “các biện pháp điều chỉnh khác nhau, các mối lo ngại chung và những suy nghĩ về các phương pháp tiếp cận mới”.

    Các cơ quan quản lý cũng có thể giúp xây dựng năng lực cho các đối tác của họ. Động lực này áp dụng cho các quan chức chống tham nhũng.

    Chống tham nhũng xuyên biên giới

    Ủy ban Bầu cử Australia (AEC) là một trong những ví dụ điển hình cho thành công trong việc triển khai chức năng quốc tế của các cơ quan tại Australia.

    AEC được biết đến ở trong nước với việc điều hành các cuộc bầu cử ở Australia. Song, Ủy ban cũng có một chương trình làm việc quốc tế tích cực bao gồm xây dựng năng lực kỹ thuật cho các cơ quan bầu cử đối tác.

    Ý tưởng về hợp tác ngang cấp giữa các cơ quan chống tham nhũng xuyên biên giới đặc biệt hứa hẹn vì ít nhất 3 lý do:

    Thứ nhất, điều này làm giảm bớt sự cám dỗ của chủ nghĩa gia đình trị hoặc sự cả nể, hoặc nhận thức về những động lực này, bằng cách cấu trúc mối quan hệ giữa các quốc gia xoay quanh các vấn đề chung.

    Do lịch sử, quyền lực tương đối và các động lực địa chính trị lớn hơn, Australia có thể đặc biệt khó hỗ trợ các đối tác trong một lĩnh vực nhạy cảm như cuộc chiến chống tham nhũng.

    Thay vì coi hỗ trợ song phương là con đường một chiều, các quan chức chống tham nhũng có thể làm việc cùng nhau theo các điều kiện đôi bên cùng có lợi, học hỏi lẫn nhau.

    Thứ hai, thông qua sự hỗ trợ chu đáo và khôn khéo, các quan chức chống tham nhũng của Australia có thể lặng lẽ trao quyền cho các nhà cải cách khi họ theo đuổi cuộc đấu tranh chống tham nhũng hàng ngày trên mặt trận chống tham nhũng trong tầng lớp tinh hoa.

    Điều này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về bối cảnh địa phương và các mối quan hệ xác thực, bao gồm cả việc nhận thức các cơ hội, trong đó việc tăng cường tham gia và hỗ trợ kỹ thuật thực sự sẽ có lợi.

    Thứ ba, thông qua hỗ trợ bằng hiện vật, các quan chức Australia có thể chia sẻ các kỹ năng, chuyên môn và tiêu chuẩn hoạt động để thúc đẩy nâng cao năng lực của các cơ quan đa phương như Văn phòng Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm.

    Các cơ quan này có tính hợp pháp để hoạt động trong các lĩnh vực như đấu tranh chống tham nhũng mà các quan hệ hợp tác song phương không thể thực hiện được.

    Các chuyên gia Australia kết hợp chuyên môn về chống tham nhũng với hiểu biết sâu sắc về văn hóa và xã hội của Đông Nam Á và Thái Bình Dương - điều có thể được trau dồi theo thời gian thông qua sự tham gia liên tục - sẽ được các cơ quan của Liên hợp quốc và các quốc gia mà họ hợp tác giúp đỡ đánh giá cao.

    Cuộc tranh luận của Australia về một cơ quan chống tham nhũng quốc gia mới đương nhiên tập trung vào các vấn đề trong nước. Nhưng một thể chế mới cần có nhiệm vụ và nguồn lực để theo đuổi một chương trình hợp tác quốc tế sáng tạo và tích cực.

    Rõ ràng, lợi ích quốc gia của Australia không chỉ được phục vụ bằng cách chống tham nhũng trong nước mà còn vượt ra ngoài biên giới.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Lyndale Secondary College Vùng: Dandenong North. Phone: 9795 2366
Xem thêm

Article sourced from baoquocte.vn.


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ