Tôi hi sinh tuổi xuân, hi sinh sự nghiệp để vun vén cho gia đình nhưng cuối cùng lại bị đối xử tệ bạc
Tôi yêu Khánh được 2 năm thì tiến tới hôn nhân. Anh hơn tôi 6 tuổi và là nhân viên của một công ty bất động sản, lương thưởng rất khá, còn tôi cũng chẳng kém cạnh gì khi làm việc trong ngân hàng. Cuộc sống vợ chồng son của chúng tôi cũng êm ấm, hạnh phúc như bao cặp đôi khác. Kết hôn được một năm, tôi sinh cho Khánh một cậu con trai kháu khỉnh.
Sau khi sinh con, anh đón bố mẹ chồng lên ở cùng vì anh muốn nhờ mẹ chồng chăm sóc tôi khoảng thời gian ở cữ. Nhưng bố chồng cũng già rồi, anh không nỡ để bố lủi thủi ở dưới quê một mình nên đón ông lên ở cùng chúng tôi luôn. Thực ra, từ lâu anh Khánh đã có ý định đón bố mẹ chồng lên ở chung nhưng ông bà không chịu, nhân cơ hội này mới đón cả hai lên luôn.
Nghỉ sinh 6 tháng tôi đi làm lại, giao con trai cho mẹ chồng chăm bẵm. Mẹ chồng nàng dâu thỉnh thoảng có xích mích về chuyện chăm sóc con cái nhưng giờ tôi đi làm cả ngày, phần lớn thời gian là bà chăm cháu nên tôi cũng khó nói.
Sau khi sinh con, chồng đón bố mẹ chồng lên ở cùng để tiện chăm sóc tôi. (Ảnh minh họa)
Khi con được 18 tháng tuổi, tôi gửi con đi nhà trẻ, cuộc sống cũng dễ thở hơn một chút vì bớt được vài lời càm ràm, kể lể của mẹ chồng. Nhưng con đi học được 2 tháng thì bố chồng tôi đổ bệnh, mẹ chồng phải chăm bố nên không có thời gian đưa đón con tôi đi học. Tôi muốn thuê giúp việc nhưng chồng và mẹ chồng phản đối gay gắt vì họ không muốn có người lạ vào nhà.
Ban đầu, khi tôi còn tiền kiệm tiết, chồng và nhà chồng còn nể nang tôi đôi chút, tiếng nói của tôi vẫn được coi trọng. Nhưng khi hết nhẵn tiền, phải ngửa tay xin tiền chồng mỗi ngày để đi chợ, mua sữa bỉm cho con thì tôi bắt đầu bị nhà chồng coi thường.
Mỗi lần tôi xin tiền là chồng lại lèm bèm hỏi “tiêu gì mà lắm tiền thế” hay “sao nhanh hết tiền thế”. Còn mẹ chồng sẽ trách móc tôi là tiêu xài hoang phí, tiêu tiền của chồng mà không biết tiết kiệm, vun vén.
Khi hết nhẵn tiền, phải ngửa tay xin tiền chồng mỗi ngày để đi chợ, mua sữa bỉm cho con thì tôi bắt đầu bị nhà chồng coi thường. (Ảnh minh họa)
Có lần, bố chồng nằm viện, mẹ chồng phải lên trông nom ông, ở nhà chỉ có mình tôi và con trai. Khánh đi làm tới tận khuya mới về, trong người có hơi men rồi mắng tôi sa sả vào mặt: “Cô là đồ vô tích sự, đồ ăn bám chồng. Ở nhà cũng chẳng biết trau chuốt cho bản thân, nhìn mà phát ngán”.
Sau đó anh còn đuổi tôi ra ngoài hiên rồi đóng sầm cửa lại, không cho tôi vào nhà. Cả đêm hôm đó tôi phải co ro ở ngoài hiên, tới sáng anh tỉnh rượu mới mở cửa cho tôi vào nhà. Thú thực, lúc đó tôi cũng muốn ly hôn lắm rồi nhưng vì thương con còn nhỏ nên tôi vẫn cố chấp bám trụ lại căn nhà này.
Bây giờ thì vợ chồng tôi đã chính thức ly hôn sau 10 năm cưới. Do tôi không đi làm trong nhiều năm qua, không có thu nhập nên quyền nuôi con thuộc về chồng. Nhưng khi dọn dẹp đồ đạc rời khỏi nhà, chồng cũ còn đưa trả lại tôi một thứ khiến tôi uất hận.
Khi dọn dẹp đồ đạc rời khỏi nhà, chồng cũ còn đưa trả lại tôi một thứ khiến tôi uất hận. (Ảnh minh họa)
Đó là chiếc quần lót cũ, đã rách của tôi. Khánh nhìn tôi bằng ánh mắt khinh khỉnh đầy mỉa mai rồi nói: “Cô bỏ quên thứ này ở đây nè. Đàn bà gì mà cái quần lót cũng chẳng nên hồn. Đừng hỏi tại sao thằng này lại bỏ cô nhé. Thôi cô mang cái của nợ này ra khỏi nhà tôi đi, để đây rác nhà”.
Tôi cố gắng kìm nén nước mắt bước đi. Là phụ nữ ai mà chẳng muốn được thơm tho, sạch sẽ chứ, nhưng tôi làm gì có tiền mà sắm sửa cho bản thân. Tôi hi sinh tuổi xuân, hi sinh cả sự nghiệp để vun vén cho cái gia đình này nhưng cuối cùng lại bị đối xử tệ bạc như thế này đây.
Sau ly hôn tôi được chia 500 triệu tiền tài sản chung, nhưng giờ đây tôi không biết phải bắt đầu từ đâu. Đã quá lâu tôi không đi làm, không giao tiếp nhiều với xã hội rồi. Tôi phải làm thế nào để vượt qua giai đoạn khó khăn này đây.
Hội chợ Tết St Albans 2024
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/tam-su/ket-thuc-cuoc-hon-nhan-10-nam-luc-di-chong-dua-tra-1-vat-khien-toi-uat-nghen-c391a528186.html