Thói quen sinh hoạt không lành mạnh khiến ung thư dạ dày ngày càng trẻ hóa
Xiao Liu (26 tuổi, Trung Quốc) là một lính giải ngũ. Anh đã tìm được việc làm sau khi giải ngũ năm tuổi 20. Công việc này đòi hỏi anh phải đi công tác liên tục. Dưới áp lực công việc như vậy, tác động đầu tiên của nó là khiến cho thời gian làm việc và nghỉ ngơi của Xiao Liu trở nên thất thường, và thứ hai là 3 bữa ăn của anh cũng không đều đặn, có khi 3 bữa dồn lại làm một, và không quá khi nói lúc đó Xiao Liu ăn một cách ngấu nghiến cho xong bữa.
Từ 3 năm trước, Xiao Liu dần trở nên chán ăn, không ăn uống được gì, chỉ cần ăn vài miếng là đã thấy no và thường xuyên buồn nôn, thỉnh thoảng phải nôn ra để cảm thấy dễ chịu hơn. Sau khi đi khám, anh mới phát hiện mình bị ung thư dạ dày giai đoạn giữa, dần chuyển sang giai đoạn cuối rồi. May mắn thay, sau khi được thực hiện các điều trị liên quan, tình hình của Xiao Liu đã có chút cải thiện.
"Tôi không biết sức khỏe quan trọng như thế nào cho đến khi bị ốm. Nhất là đối với những người thường xuyên phải ra ngoài như tôi, chế độ ăn uống phải đều đặn và thói quen sinh hoạt cũng phải tốt hơn", sau khi trải qua chuyện này, Xiao Liu mới thực sự nhận ra tầm quan trọng của sức khỏe.
Tại sao bệnh ung thư dạ dày ngày càng trẻ hóa?
Hiện nay căn bệnh ung thư dạ dày ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở giới trẻ, điều này liên quan đến những nguyên nhân sau:
1. Chế độ ăn uống không thường xuyên
Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với sức khỏe đường tiêu hóa, hiện nay giới trẻ ăn uống thất thường vì lý do công việc. Không ăn khi bận rộn, ăn uống ngấu nghiến, ăn quá no khi không bận sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và ảnh hưởng đến tiêu hóa.
Ngoài ra, hiện nay giới trẻ thích ăn nhiều đồ cay sẽ khiến axit nitric trong đường tiêu hóa chuyển hóa thành hợp chất nitrit amine, cũng dễ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày.
2. Hút thuốc và uống rượu
Thuốc lá có chứa chất độc hại, có tác dụng xúc tác gây ung thư dạ dày. Rượu bia sau khi vào dạ dày có thể gây kích thích rất lớn dẫn đến viêm dạ dày mãn tính, nặng thì tăng sản niêm mạc dạ dày, lâu ngày sẽ làm tăng khả năng bị ung thư dạ dày.
3. Yếu tố tinh thần
Tình trạng căng thẳng trong thời gian dài cộng với thói quen làm việc và nghỉ ngơi không điều độ cũng sẽ làm giảm thể lực của người bệnh và tăng khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày.
Các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày bị nhầm lẫn với bệnh dạ dày
Triệu chứng khó chịu vùng bụng trên xuất hiện ở giai đoạn đầu của ung thư dạ dày, lúc đầu rất kịch phát, cơn đau sẽ tăng dần khi bệnh nặng hơn, rất dễ nhầm với chứng khó tiêu.
- Đau dạ dày là một triệu chứng tiêu hóa rất phổ biến và là triệu chứng điển hình của bệnh ung thư dạ dày, tuy nhiên cơn đau của bệnh ung thư dạ dày sẽ chuyển từ giai đoạn đầu kịch phát sang cơn đau dai dẳng, đau lan xuống thắt lưng.
- Chán ăn, sụt cân cũng là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư dạ dày, cảm giác đầy bụng rất mạnh không nên nhầm lẫn với bệnh dạ dày.
chuyên bán các loại thực phẩm tươi ngon như trái cây, thịt, cá,...
Article sourced from KENH14.
Original source can be found here: http://kenh14.vn/chang-trai-26-tuoi-phat-hien-bi-ung-thu-da-day-giai-doan-cuoi-bac-si-nhac-nho-tuoi-tre-dung-lap-lai-3-sai-lam-20210317093934305.chn