Thói quen cho giấc ngủ ngon, nội tạng khỏe dù già hay trẻ đều nên làm

16:00' 11-04-2022
Ngâm chân là phương pháp đơn giản, được nhiều người áp dụng để chăm sóc cơ thể. 


    Ngâm chân có rất nhiều tác dụng. Khi bạn vận động cả ngày dài, thần kinh căng thẳng, việc ngâm chân giúp xoa dịu thần kinh, giãn cơ. Ngoài ra, ngâm chân không chỉ có tác dụng bổ thận, tráng dương mà còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. 

    Nếu ngâm chân xong, bạn có thể massage chân trong vài phút thì có thể giúp khí huyết lưu thông tốt hơn, tạng phủ cũng được điều hòa hơn. 

    Ngâm chân khi nào thì tốt? 

    21 giờ là thời gian tốt nhất trong ngày để ngâm chân. Đây là thời điểm khí và huyết của kinh mạch thận tương đối yếu sau một ngày cơ thể vận động không ngưng nghỉ. Ngâm chân vào thời điểm này giúp nhiệt lượng cơ thể tăng lên, các mạch máu trong cơ thể sẽ nở ra, có lợi cho việc thúc đẩy quá trình tuần hoàn, lưu thông máu.

    Không chỉ với người già, với người trẻ, ngâm chân cũng rất tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

    Trong ngày, thần kinh căng thẳng do vận động, tư duy. Ngâm chân trong trạng thái tĩnh cũng giúp đầu óc thả lỏng, tinh thần dễ chịu hơn rất nhiều. Các bác sĩ Đông y khuyên bạn sau khi ngâm chân không nên tiếp tục vận động mà nên nhanh chóng làm khô chân rồi chìm vào giấc ngủ.

    Thời gian ngâm chân trong bao lâu là tốt nhất? 

    Các chuyên gia cho rằng khi ngâm chân, nhiệt độ nước không được quá nóng. Nhiệt độ lý tưởng là khoảng 40°C. Thời gian ngâm cũng không nên quá lâu, khoảng nửa tiếng là thích hợp. Để hiệu quả ngâm chân tốt nhất, bạn nên dùng chậu gỗ đựng nước.

    Những điều tối kỵ khi ngâm chân

    + Thời gian ngâm không nên quá lâu

    Khoảng thời gian 15-30 phút là thích hợp để ngâm chân, bởi nấu ngâm quá lâu, máu dồn xuống các chi dưới, khiến não có thể được cung cấp lượng máu không đủ, gây chóng mặt. Nếu bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch, người già cảm thấy tức ngực, hoa mắt... khi ngâm chân thì nên tạm dừng. Thêm nữa, khả năng cảm nhận ngoại vi của bệnh nhân đái tháo đường kém nên người nhà nên thử nhiệt độ nước trước để đề phòng bị bỏng.

    + Không nên ngâm chân trong vòng một giờ sau khi ăn 

    Sau bữa ăn, hầu hết máu trong cơ thể đều tập trung ở đường tiêu hóa. Do đó, nếu bạn ngâm chân nước nóng ngay sau bữa ăn, máu đáng lẽ lưu thông đến hệ tiêu hóa sẽ lại dồn xuống chi dưới, gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Vì vậy, tốt nhất bạn nên ngâm chân sau bữa ăn 1 tiếng. 

    + Không nên cho trẻ ngâm chân nước nóng 

    Cấu trúc bàn chân của trẻ khác người lớn. Ngoài ra, da trẻ còn non nớt, mạch mỏng. Khi trẻ ngâm chân nước nóng, các dây chằng của lòng bàn chân sẽ bị lỏng lẻo, không có lợi cho việc hình thành và duy trì vòm bàn chân, dễ hình thành bàn chân bẹt. 

    + Phụ nữ không nên ngâm chân khi kinh nguyệt 

    Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt lượng máu sụt giảm, dễ tụt huyết áp, không nên ngâm chân giai đoạn này. Nhiều người cho rằng ngâm chân khi "đèn đỏ" sẽ giúp giảm đau bụng nhưng thực tế, việc này không những không có tác dụng xoa dịu mà còn có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng như đau bụng kinh. 

    Pha nước ngâm chân thế nào mới đúng cách?

    Ngâm chân với nước gừng 

    Nếu cơ thể bạn thường xuyên lạnh, tốt nhất là ngâm chân với gừng. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, gừng là loại thuốc có vị cay nồng và tính ấm. Gừng có thể kích thích các mao mạch, cải thiện lưu thông máu và trao đổi chất. Những người sợ lạnh, dễ bị lạnh tay chân có thể dùng gừng để ngâm chân.

    Cần lưu ý rằng ngâm chân với gừng không phải là cho thật nhiều gừng. Bạn nên lấy 15-30 gam gừng (khoảng nửa củ gừng vừa), đập dập rồi cho vào một nồi nước đun khoảng 10 phút. Sau đó, bạn gạn nước gừng, bỏ bã, rồi thêm một lượng nước lạnh thích hợp, cho đến khi nước đạt khoảng 40℃. Khi ngâm chân, nước nên ngập mắt cá chân. Để hiệu quả tốt nhất, bạn nên xoa chân khi ngâm. Sau một thời gian đều đặn làm việc này, các triệu chứng dễ ớn lạnh, cảm lạnh nói chung có thể được cải thiện ở một mức độ nhất định.

    Để tăng hiệu quả của việc ngâm chân, bạn kết hợp uống một cốc nước gừng nấu với quả táo đỏ.

    Ngâm chân với bột quế 

    Quế là loại gia vị được dùng phổ biến trong mọi gia đình. Dùng chúng để ngâm chân có tác dụng giảm phù nề, tiêu sưng, viêm hiệu quả, đặc biệt có tác dụng giảm phù nề do bệnh thận rất tốt. 

    Cách sử dụng cũng giống với gừng, bạn lấy khoảng 15g quế hoặc kết hợp với chi xuyên tiêu (một loại gia vị thuốc ở Việt Nam gọi là Mắc khén) để đun nước ngâm chân. Liên tục sử dụng phương pháp này để ngâm chân có thể hiệu quả trong việc giảm sưng tấy.

    Ngâm chân bằng ngải cứu 

    Ngải cứu là vị thuốc có tính ấm, vị đắng, không độc. Ngải cứu có chức năng bổ dương, điều hòa khí huyết, trừ lạnh, cầm máu. Ngâm chân bằng lá ngải cứu còn có tác dụng cải thiện chức năng phổi, do đó rất tốt cho những người bị viêm phế quản mãn tính, người hay bị ho đờm.

    Cách ngâm chân với ngải cứu cũng tương tự như ngâm chân với gừng. Bạn dùng khoảng 30-50 gam ngải cứu khô đem đun sôi, chắt lấy nước, pha loãng để ngâm chân.

    Khi ngâm chân bằng ngải cứu, bạn nên chú ý uống thêm nước ấm, ăn ít đồ lạnh... Những người bị sốt, huyết áp thấp, tiểu đường chỉ nên ngâm chân ngải cứu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên ngâm quá thường xuyên. Lý do, ngâm chân với ngải cứu có thể làm tụt huyết áp, dễ gây chóng mặt, nhức đầu... 

    Ngâm chân với giấm 

    Cho vài thìa giấm trắng vào nước ấm để ngâm chân giúp dưỡng ẩm da chân, tiêu trừ mệt mỏi, chữa rối loạn giấc ngủ. Axit axetic trong giấm có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, có thể giúp bạn thư giãn, phục hồi tăng cường thể lực, chống xơ cứng động mạch, cao huyết áp...  

    Ngâm chân nước muối 

    Ngâm chân bằng nước muối có thể tẩy tế bào chết, chữa được bệnh nấm da chân, do muối có tác dụng diệt vi rút và khử trùng rất tốt.

    Ngoài ra, ngâm chân bằng nước muối có tác dụng giúp dễ ngủ, chống lão hóa...



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Du lịch?
West World International Travel Vùng: Footscray. Phone: 9689 1331
Xem thêm

các tour châu Á, châu Âu với giá vô cùng rẻ


Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/bat-ke-nguoi-gia-hay-tre-9h-toi-lam-viec-nay-chang-nhung-ngu-ngon-cac-noi-tang-deu-khoe-c131a513824.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ