Thay vì kêu ca và oán trách lẫn nhau thì sao không cùng nắm tay vượt qua

20:00' 06-05-2022
Tôi điên tiết lao vào giật bình sữa trên tay vợ, quát hỏi sao không cho con bú đi lại bắt nó ti bình để con khóc ngặt thế kia?


    Vợ tôi nghỉ làm từ lúc chớm có bầu, vì sức khỏe yếu bác sĩ khuyên nên nghỉ ở nhà tĩnh dưỡng cho đến lúc sinh nở để đảm bảo mẹ tròn con vuông. Gánh nặng kinh tế đè lên vai một mình tôi. Trên công ty thì áp lực với sếp, thu nhập lại không cao, về nhà phải nuôi vợ, thực sự tôi mệt mỏi vô cùng. 

    Có những ngày tan làm tôi chỉ muốn đi đâu đó không quay về nhà nữa. Tôi ước giá như mình đừng kết hôn vội, có phải đỡ khổ sở thế này không. Hôn nhân thực sự chỉ là gánh nặng và rắc rối. Tôi cũng thương con và muốn được làm bố nhưng có lẽ thời điểm này chưa thích hợp.

    Tâm trạng không vui nên ngày nào về nhà tôi cũng cáu gắt với vợ. Tôi mắng cô ấy không biết giữ gìn sức khỏe, phụ nữ ai chẳng mang thai, đâu phải riêng mình cô ấy. Thế sao người ta đi làm khỏe mạnh tới tận gần ngày sinh, còn cô ấy vừa mới mang thai đã đỏng đảnh phải nghỉ việc ở nhà. Tôi trách bố mẹ vợ không giúp đỡ được gì cho con gái, giá kể họ đỡ đần một phần thôi thì tôi cũng đỡ cực nhọc.

    Con khóc ngặt vợ nhất quyết không cho bú, giật áo nhìn cơ thể em mà tôi nghẹn ngào - 1

    Tâm trạng không vui nên ngày nào về nhà tôi cũng cáu gắt với vợ. (Ảnh minh họa)

    Cứ thế mãi rồi cũng đến ngày vợ tôi sinh, may mà con khỏe mạnh, sau mấy ngày ở viện thì đã được về nhà. Một tháng đầu mẹ vợ lên chăm vợ tôi và cháu ngoại nhưng sau đó bà phải về quê còn đi làm. Cô ấy cũng khỏe rồi có thể tự chăm con.

    Đứa trẻ ra đời lại càng tốn kém hơn gấp nhiều lần, gánh nặng kinh tế càng khiến tôi ngột ngạt khó thở. Vợ vừa trông con, lo cơm nước, việc nhà nhưng tôi vẫn thấy không hài lòng nên liên tục bắt bẻ, săm soi cô ấy. Thấy vợ im lặng nhẫn nhịn, tôi càng chán. Tôi cần gì cô ấy nhẫn nhịn khi chồng cáu gắt, điều tôi cần là cô ấy có đủ khả năng để san sẻ gánh nặng hôn nhân với mình!

    Tối qua đi làm về muộn, mệt mỏi về đến nhà lại nghe tiếng con khóc ngặt trong phòng. Tôi lao vào xem vợ đang làm gì mà không chịu dỗ con. Ai ngờ cô ấy đang cuống lên muốn pha sữa cho con ti bình. 

    Tôi điên tiết lao vào giật bình sữa trên tay vợ, quát hỏi sao không cho con bú đi lại bắt nó ti bình để con khóc ngặt thế kia? Vợ đủ sữa chứ đâu phải ít sữa. Cô ấy cúi đầu không trả lời, tôi cần căm tức, không kiềm chế được giật tung cúc áo vợ ra, muốn ép cô ấy cho con bú. Nhưng đến khi nhìn nhìn thân thể vợ, tôi mới sững người. 

    Phần đầu ngực của vợ sưng đỏ và nứt toác ra đến rỉ máu. Có những vết thương còn mới, có những vết thương cũ đã đóng vảy, nhìn thôi đã thấy đau đớn và ghê sợ. Đây là phần nhạy cảm có nhiều dây thần kinh, bị thương đến mức như vậy, rõ ràng vợ đã phải chịu đựng những cơn đau đớn khủng khiếp mỗi khi cho con ti. Bảo sao mà cô ấy cứ nhất quyết không chịu cho con bú. Sau đó lên mạng tìm hiểu tôi mới biết vợ bị nứt cổ gà nặng, vấn đề thường gặp của phụ nữ sau sinh khi cho con bú. 

    Con khóc ngặt vợ nhất quyết không cho bú, giật áo nhìn cơ thể em mà tôi nghẹn ngào - 2

    Thay vì kêu ca và oán trách lẫn nhau thì sao không cùng nắm tay vượt qua. (Ảnh minh họa)

    Nhìn xuống vùng bụng của vợ, tôi càng nghẹn ngào thương xót. Thời con gái cô ấy sở hữu chiếc eo thon và làn da bụng mịn màng phẳng lì nhưng bây giờ đã thay đổi một trời một vực. Bụng vợ rạn chằng chịt thâm đen, xù xì xấu xí. Từ lúc vợ mang bầu chúng tôi không quan hệ lần nào, tôi chưa được nhìn thấy cơ thể vợ bị tàn phá thế nào vì mang thai. 

    Tôi nhận ra áp lực của tôi lớn nhưng vợ cũng không sung sướng hơn chút nào. Cô ấy phải chịu đựng đủ mọi sự giày vò cả về thể xác lẫn tinh thần, có lẽ ai vợ cũng ước rằng mình chưa kết hôn. Nhưng vợ vẫn cố gắng vượt qua tất cả mà không ca thán, chẳng những vậy còn phải nín nhịn đủ sự quá đáng của chồng.

    Tôi cũng nhận ra hôn nhân luôn là như vậy, có những trách nhiệm và áp lực mà mỗi người trong cuộc phải cáng đáng. Thay vì kêu ca và oán trách lẫn nhau thì sao không cùng nắm tay vượt qua. Và kết quả sẽ trả lại cho chúng tôi một mái ấm gia đình, nơi bình yên để trở về mỗi cuối ngày.  



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
MRC North West Vùng: St Albans. Phone: 1300 676 044
Xem thêm

Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/tam-su/con-khoc-ngat-vo-nhat-quyet-khong-cho-bu-giat-ao-nhin-co-the-em-ma-toi-nghen-ngao-c391a516338.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ