Tên lửa Triều Tiên đủ khả năng uy hiếp căn cứ chiến lược Mỹ

02:00' 17-01-2024
Triều Tiên khai hỏa tên lửa đạn đạo tầm xa, vũ khí có khả năng đe dọa căn cứ Mỹ tại Guam, trong lần phóng đầu tiên của năm 2024.


    Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo từ khu vực gần thủ đô Bình Nhưỡng ra vùng biển phía đông bán đảo lúc 14h55 hôm nay. Quả đạn lao xuống khu vực cách bệ phóng khoảng 1.000 km, trên vùng biển nằm giữa Triều Tiên và Nhật Bản.

    Cảnh sát biển Nhật Bản nói rằng tên lửa rơi ngoài vùng đặc quyền kinh tế của nước này.

    Đây là vụ phóng tên lửa đạn đạo đầu tiên của Triều Tiên trong năm 2024, diễn ra gần một tháng sau khi nước này khai hỏa một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-18.

    "Chúng tôi đã nhanh chóng phát hiện vụ phóng, theo dõi đường bay của nó, chia sẻ thông tin với Mỹ và Nhật Bản, thu được dữ liệu rất toàn diện và đang phân tích", Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho hay.

    Tên lửa Hwasong-18 được Triều Tiên phóng thử hồi tháng 7/2023. Ảnh: KCNA

    Tên lửa Hwasong-18 được Triều Tiên phóng thử hồi tháng 7/2023. Ảnh: KCNA

    Hàn Quốc chưa xác định được chủng loại cụ thể của quả đạn, nhưng nhận định đây là tên lửa đạn đạo tầm xa (IRBM), vũ khí có tầm bắn 3.000-5.500 km. Điều này khiến IRBM phóng từ Triều Tiên đủ sức uy hiếp các căn cứ trọng yếu của Mỹ trên đảo Guam, nằm cách bán đảo Triều Tiên khoảng 3.500 km.

    Bình Nhưỡng chưa bình luận về thông tin.

    Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik hồi tuần trước nhận định Triều Tiên có thể sớm thử mẫu IRBM sử dụng nhiên liệu rắn hoàn toàn mới, cũng như khai hỏa tên lửa đạn đạo tầm xa với góc bắn tối ưu nhằm kiểm tra tính năng vũ khí.

    Triều Tiên hồi tháng 11/2023 thông báo thử nghiệm thành công động cơ nhiên liệu rắn với sức đẩy lớn dành cho IRBM. Động cơ sử dụng nhiên liệu rắn sở hữu hàng loạt ưu thế vượt trội so với động cơ nhiên liệu lỏng, dù khó phát triển và chế tạo hơn nhiều.

    Chúng không mất nhiều thời gian nạp nhiên liệu trước khi phóng, tăng khả năng cơ động, khó bị các hệ thống trinh sát của đối phương phát hiện và có thể triển khai từ nhiều địa điểm khác nhau. Tên lửa nhiên liệu rắn cũng tốn ít thời gian, công sức bảo dưỡng và di chuyển hơn nhiên liệu lỏng.

    Vị trí Guam và các căn cứ của Mỹ trên đảo. Đồ họa: NPR

    Vị trí Guam và các căn cứ của Mỹ trên đảo. Đồ họa: NPR

    Phát triển tên lửa đạn đạo dùng nhiên liệu rắn là một trong những mục tiêu then chốt của Bình Nhưỡng, nhằm tăng khả năng sống sót của lực lượng tên lửa chiến lược khi nổ ra xung đột. Phần lớn tên lửa đạn đạo Triều Tiên vẫn dùng động cơ nhiên liệu lỏng, nhưng nước này hồi tháng 4/2023 đã thử thành công mẫu Hwasong-18 sử dụng nhiên liệu rắn với tầm bay ước tính 15.000 km.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Marcellin College Vùng: Bullen. Phone: 9851 1589
Xem thêm

Article sourced from VNEXPRESS.

Original source can be found here: https://vnexpress.net/trieu-tien-phong-ten-lua-co-the-uy-hiep-can-cu-chien-luoc-cua-my-4700620.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ