Tác hại khi thơm hôn, cưng nựng trẻ quá đà

02:00' 24-09-2022
Hôn môi, hôn lên má hay cưng nựng trẻ sơ sinh vì bé đáng yêu là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, hành động này có nhiều tác hại cho sức khỏe của trẻ.


    Trẻ em lúc nào cũng đáng yêu. Nhìn chúng đùa nghịch, bi bô tập nói, tập đi... ai cũng muốn cưng nựng, ôm hôn, thậm chí "cắn yêu" cho 1 phát. Tuy nhiên những hành động tưởng chừng như vô hại của người lớn lại có thể khiến trẻ bị mắc bệnh, thậm chí tính mạng của chúng cũng có thể gặp nguy hiểm.

    1. Tác hại khi cưng nựng trẻ quá đà

    Bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương, giảng viên ĐH Y Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) cho biết có 3 tác hại khi cưng nựng trẻ quá đà.

    Theo đó, cưng nựng là hành động nâng trẻ lên cao, và hạ xuống nhanh chóng. Sự thay đổi đột ngột này khiến bé thích thú vì con nhìn cảnh vật xung quanh chuyển động trong chớp nhoáng. Tuy nhiên hành động này có thể gây nguy hiểm cho bé nếu người lớn xốc con lên và chụp hụt trẻ khiến chúng có thể bị ngã xuống đất.

    Thứ 2, nếu không đỡ con đúng cách có thể làm sai khớp tay bé. Đồng thời cơ cổ của trẻ rất yếu, dù chúng ta có chụp được nhưng cơ cổ của bé chưa ý thức và không tự giữ được, gây ra những chấn thương cổ, thậm chí gây ngừng thở, rất nguy hiểm.

    Nên bỏ thói quen cưng nựng vuốt má, thơm hôn trẻ nhỏ! - Ảnh 1.
     

    Thứ 3, việc tung hứng bé có thể dẫn đến hội chứng rung lắc ở trẻ. Đặc biệt là trẻ sơ sinh do hộp sọ của con chưa được lấp đầy. Phần não trẻ sơ sinh chứa nhiều nước, nếu chúng ta di chuyển đầu em bé liên tục sẽ gây ra những chấn thương về mặt y học không tốt cho trẻ. Ngoài ra rung lắc mạnh còn gây nên những tổn thương lên vùng tủy, cột sống và vùng nối giữa tủy sống và não của trẻ.

    Một số người khác cưng nựng trẻ bằng cách véo má. Cách yêu trẻ này khiến những mạch máu dưới da bị vỡ do da trẻ nhỏ rất mỏng, tuyến nước bọt của con bị tổn thương...

    Thứ 4, việc rung động mạnh tác động đến màng nhĩ của trẻ, gây chấn thương tai, làm giảm khả năng nghe.

    2. Những rủi ro khi thơm hôn trẻ

    - Mụn rộp

    Một trong những nguy cơ nghiêm trọng nhất đến từ việc hôn trẻ sơ sinh là khiến chúng bị nhiễm virus HSV-1. Khi nhiễm virus này, miệng trẻ và các vùng khác trên cơ thể của con có thể bị nổi mụn nước. Thậm chí là não của trẻ cũng bị ảnh hưởng.

    Một người lớn bị bệnh mụn rộp môi vô tình hôn trẻ sơ sinh, khả năng lây nhiễm cho bé là rất cao. Có thể mất 24-48 giờ để vết phồng rộp nổi lên, nhưng đôi khi, trẻ cũng không có triệu chứng trong tối đa 12 ngày.

    - Tổn thương hệ miễn dịch

    PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng - Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trẻ con đặc biệt là sơ sinh sức đề kháng còn kém. Trong khi đó, nụ hôn của người lớn có thể mang hàng triệu vi khuẩn và virus gây ra mối đe dọa rất lớn, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng của bé.

    - Nhiễm virus RSV (Virus hợp bào hô hấp)

    Bác sĩ da liễu Nguyễn Phượng (Học viện Y học Cổ truyền Việt Nam) từng chia sẻ bài viết cảnh báo về virus RSV. Theo đó, lời cảnh báo cụ thể như sau: "Các mẹ đang nuôi con nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, ở thời điểm giao mùa này nguy cơ lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp rất cao, nên hạn chế cho con đến những nơi công cộng, nơi đông người, tránh khói thuốc lá, khói than củi, khói bụi, và đặc biệt là không cho bất cứ ai hôn con mình".

    Khi con nhiễm virus RSV trẻ có thể có những triệu chứng sau: Ban đầu trẻ hắt hơi, sổ mũi nhiều và có thể sốt nhẹ tới cao. Một số trẻ bệnh nhẹ vẫn có thể sinh hoạt bình thường, tự khỏi bệnh sau 3-5 ngày. Song trẻ sơ sinh, trẻ đẻ non, thiếu cân... do sức đề kháng kém, bệnh dễ chuyển nặng. Con có thể xuất hiện các triệu chứng viêm đường hô hấp trên (viêm mũi họng, viêm tai giữa), nặng hơn thì dẫn tới viêm tiểu phế quản, viêm phổi, suy hô hấp nhanh.

    Nên bỏ thói quen cưng nựng vuốt má, thơm hôn trẻ nhỏ! - Ảnh 2.

    - Viêm màng não

    Viêm màng não

    Khi  người lớn thơm hôn trẻ, chúng có thể mắc bệnh viêm màng não. Đây là bệnh do virus Herpes gây ra. Virus này sẽ xâm nhập cơ thể trẻ qua đường niêm mạc mũi, hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp vào da, miệng trẻ, sau đó sẽ lên não, gây viêm não, ảnh hưởng đến toàn bộ não. Viêm não cũng có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ hoặc sinh đẻ.

    - Viêm dạ dày, tiêu chảy

    Các loại vi khuẩn như E. coli, hay Helicobacter pylori gây bệnh, cũng bắt nguồn từ miệng vào ruột. Nếu người lớn có bụng dạ không tốt thì nên tránh hôn em bé, nếm thức ăn của con. Những hành động này có thể làm tăng nguy cơ em bé bị bệnh tiêu chảy. Ngoài ra, vi khuẩn gây viêm loét dạ dày H.Pylory cũng có thể lây qua nước bọt nên những hành vi như mớm thức ăn cho trẻ nhỏ, ngậm thìa khi đút thức ăn cho con... cần phải bỏ ngay.

    - Viêm tuyến nước bọt

    Hai bên vùng má của trẻ có ống tuyến nước bọt để tiết ra bọt. Trẻ sơ sinh còn nhỏ nên tuyến nước bọt vẫn chưa phát triển và tính năng đàn hồi của ống tuyến còn yếu. Việc thơm trẻ quá mạnh, hoặc bẹo má trẻ nhiều lần sẽ khiến cho tuyến nước bọt bị kích thích, làm hạn chế sự phát triển của ống tuyến nước bọt. Điều này không tốt chút nào, vì sẽ có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn trong khoang miệng dẫn đến tình trạng bé bị biếng ăn, suy dinh dưỡng và chậm phát triển về trí tuệ,..

    Muốn bày tỏ tình cảm với trẻ sơ sinh hãy tránh trực tiếp hôn môi má, cũng không nên hôn vào tay vì trẻ có thói quen đưa tay lên miệng. Người lớn đừng vội phật ý nhé, tất cả cũng vì sự an toàn của bé yêu mà thôi!



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Du lịch?
West World International Travel Vùng: Footscray. Phone: 9689 1331
Xem thêm

các tour châu Á, châu Âu với giá vô cùng rẻ


Article sourced from KENH14.

Original source can be found here: http://kenh14.vn/nen-bo-thoi-quen-cung-nung-vuot-ma-thom-hon-tre-nho-20220921235903607.chn


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ