Nội các mới tại Australia chính thức tuyên thệ nhậm chức
Thủ tướng Scott Morrison cùng nội các mới đối mặt nhiều thách thức. Ảnh: Yahoo News.
Chiến thắng bất ngờ hôm 18/5 với việc giành được ít nhất 77 ghế tại Quốc hội liên bang, liên minh cầm quyền giữa đảng Tự do và đảng Dân tộc đã hội đủ điều kiện để thành lập chính phủ. Thủ tướng Scott Morrison đã thông báo danh sách nội các mới trong đó đáng chú ý là lần đầu tiên trong lịch sử Australia, nghị sỹ Ken Wyatt, người bản địa được đề cử vào vị trí Bộ trưởng phụ trách các vấn đề về người bản địa. Nội các mới cũng tiếp tục duy trì kỷ lục khi có 7 Bộ trưởng là nữ giới.
Trong nội các mới, các vị trí quan trọng vẫn được giữ nguyên như Bộ trưởng Bộ Ngân khố vẫn là nghị sỹ Josh Freydenberg, Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp tục được trao cho nghị sỹ Mathias Cormann, nghị sỹ Peter Dutton tiếp tục nắm giữ vị trí Bộ trưởng an ninh nội địa trong khi nghị sỹ Marise Payne tiếp tục được giao nắm giữ vị trí Bộ trưởng Ngoại giao. Sau khi tuyên thệ nhậm chức vào ngày hôm nay, nội các mới của Thủ tướng Scott Morrion sẽ chính thức đi vào hoạt động.
Vấn đề lớn nhất mà Thủ tướng Scott Morrison cùng nội các của ông phải giải quyết đó là tạo động lực mới để thúc đẩy nền kinh tế Australia nhằm giải quyết các thách thức đang đặt ra.
Nền kinh tế Australia đang có dấu hiệu phát triển chậm lại khi nửa cuối năm 2018 chỉ tăng trưởng 0,9%, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này đó là giá nhà giảm mạnh tại Australia và tình trạng trì trệ của nền kinh tế toàn cầu. Việc thị trường nhà đất xuống giá đang là một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, lên đến 5,2%.
Nhà giảm giá cũng đang khiến cho ngân hàng đối mặt với nguy cơ gia tăng nợ xấu khi chủ nhà nợ ngân hàng số tiền nhiều hơn giá trị ngôi nhà mà họ đang ở. Việc tạo động lực cho nền kinh tế Australia càng trở nên khó khăn hơn khi nền kinh tế toàn cầu đang phải chứng kiến cuộc đấu giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và cũng là hai đối tác quan trọng nhất của Australia là Mỹ và Trung Quốc. Bên cạnh đó không thể không kể đến tình trạng đồng đô la Australia mất giá và chỉ đạt mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Thực tế này có thể có lợi đối với hàng hóa xuất khẩu của Australia song nó cũng phản ánh sự trì trệ trong nền kinh tế của nước này. Trong bối cảnh đó, sự dẫn dắt của chính phủ để Australia tìm ra được con đường phát triển phù hợp không phải là điều dễ dàng.
Thách thức thứ hai đó là giải quyết nỗi lo của người dân về ô nhiễm môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Hiện tượng khoảng 1 triệu con cá bị ch.ết trên sông Murray-Darling thời gian gần đây đang khiến người dân nước này rất lo ngại. Ngoài ra, nỗ lo của người dân về biến đổi khí hậu cũng đang ngày càng lớn, thậm chí được đ.ánh giá là lớn hơn cả khủng bố khiến chính quyền mới của Australia cần có biện pháp thích hợp để làm yên lòng dân.
Thách thứ thứ 3 đó là đoàn kết trong nội bộ đảng Tự do của Thủ tướng Scott Morrison. Mặc dù chỉ là vấn đề nội bộ của một đảng nhưng lại là đảng có tiếng nói quyết định trong liên minh cầm quyền vì thế vì có thể ảnh hưởng tới toàn bộ chính quyền Australia nên người dân nước này mong muốn Thủ tướng Scott Morrison sẽ tạo ra được bầu không khí mới trong đảng Tự do để hạn chế tối đa các cuộc đấu đá nội bộ, dẫn đến việc chính quyền sụp đổ như những lần trước.
Việc liên minh giữa đảng Tự do và đảng Dân tộc lội ngược dòng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội liên bang Australia vừa qua được Thủ tướng Scott Morrison gọi là “phép màu”. Tuy nhiên, để Australia tiếp nối kỳ tích phát triển liên tục trong gần 3 thập kỷ qua thì phép màu thôi là chưa đủ, Thủ tướng Scott Morrison và nội các của ông cần lắng nghe người dân và có những chính sách khôn khéo để tiếp tục đưa Australia lập nên những kỳ tích mới.
Xem thêm
Luật Bồi thường thương tích cá nhân, tai nạn
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2546639