Những hố tử thần được bình chọn đẹp nhất thế giới
Là vũng nước sâu nhất đại dương, hố Rồng được phát hiện ở Biển Đông vào năm 2016. Hố đá vôi chìm dưới biển này sâu 300,89 m, đủ sức chứa gọn một tòa nhà 95 tầng. Chiều ngang của hố rộng nhất là 130m và hẹp nhất là 36 m. 20 loài thủy sinh vật mới đã được phát hiện ở đây. |
Hố chìm Umpherston ở núi Gambier, Australia, là một khu vườn trũng xanh tươi, tuyệt đẹp, được tạo ra vào cuối thế kỷ 19, sâu 20 m và rộng 50 m. Nơi đây từng là một hang động, sau đó bị sụp đổ vào những năm 1800. Hố chìm này là một trong những điểm du lịch hút khách của Australia. |
Miệng núi lửa Darvaza hay còn gọi cửa địa ngục nằm ở sa mạc Karakum, Turkmenistan, nơi có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ 6 thế giới. Hố chìm có đường kính 70 m này đã bị đốt cháy từ năm 1971, khi các nhà địa chất Liên Xô làm việc ở đây khoan trúng một túi khí. |
Trong thế giới của hố sụt trên biển, Great Blue ở Belize là một trong những nơi quyến rũ nhất. Nơi đây đứng đầu trong danh sách 10 địa điểm tuyệt vời nhất Trái Đất trên kênh truyền hình Discovery Channel. Hố sụt là nơi sinh sống của nhiều sinh vật kỳ lạ như cá vẹt nửa đêm, cá mập rạn san hô Caribbean... |
Hơn 5.000 hố sụt trải khắp bờ phía tây Biển Chết với nhiều hình dạng khác nhau. Các hố sụt này được tạo ra do quản lý tài nguyên nước không phù hợp. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc hình thành hố sụt liên quan tới tình trạng khô cạn dần của Biển Chết. |
Hố sâu được hình thành sau khi một hang động đá vôi sụp đổ trên đồng bằng Nullarbor ở Tây Australia. Tới đây, du khách sẽ được khám phá mê cung rộng lớn với các đường hầm và hang động bên dưới. |
Hố tử thần bên bờ biển Oregon, Mỹ, xuất hiện như thể rút hết nước biển Thái Bình Dương vào một lỗ hổng không đáy khổng lồ. Kích thước của hố đủ để nuốt chửng một chiếc thuyền lớn. Tuy nhiên, nơi đây được cho là an toàn bởi mực nước nông và lỗ hổng sâu khoảng 6,1 m. Cảnh tượng này đã thu hút hàng trăm khách du lịch mỗi năm. |
Article sourced from NEWS.
Original source can be found here: http://news.zing.vn/7-ho-tu-than-dep-nhat-the-gioi-post1096461.html