Ngày Tết, bạn tuyệt đối không nên cho trẻ dùng loại đồ uống nào?
-
Nước ngọt
-
Nước soda
-
Đồ uống có cồn
-
Giò
-
Nem chua
-
Bánh chưng
-
Cá bơn
-
Cá chim
-
Cá ngừ
-
Hải sản đã chết
-
Hải sản chưa chín kỹ
-
Cả hai đáp án trên
-
Măng khô
-
Giá đỗ
-
Mướp đắng
-
Ngâm nước lạnh trong 1 giờ trước khi dùng, thay nước 2-3 lần
-
Ngâm vào nước lạnh khoảng 6 giờ, thay nước 1-2 lần
-
Ngâm vào nước lạnh khoảng 1 ngày, thay nước 1-2 lần
-
Tim lợn
-
Tiết canh
-
Thịt bò
-
Đậu phộng, lạc
-
Cà rốt
-
Súp lơ
Ngày Tết, bạn tuyệt đối không nên cho trẻ dùng loại đồ uống nào? PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết chức năng chuyển hóa của trẻ còn quá yếu, nên uống rượu bia, dù chỉ một chút, sẽ gây ảnh hưởng tới gan, thận, dạ dày, thần kinh của trẻ. |
Ăn thực phẩm này ngày Tết, trẻ có thể nhiễm giun sán: Nguyên liệu để làm nem chua là thịt sống lên men cùng một vài gia vị khác mà không trải qua bất kỳ công đoạn xử lý nhiệt nào. Theo các chuyên gia, nem chua có các loại vi khuẩn gây thối rữa, vi khuẩn gây bệnh và các ký sinh trùng như giun sán. |
Không nên cho trẻ ăn loại cá này: Một số loại cá chứa hàm lượng thủy ngân và các chất ô nhiễm cao như cá mập, cá kình, cá lưỡi kiếm (cá cờ), cá thu lớn, cá ngừ lớn cần tránh cho trẻ ăn. |
Sai lầm khi ăn hải sản có thể gây ngộ độc cho bé: Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết điều quan trọng nhất khi cho bé ăn hải sản, các bà mẹ phải chọn lọai còn tươi, không ăn hải sản đã chết vì dễ gây ngộ độc thức ăn. Ngoài ra, hải sản chế biến chưa chín hẳn (gỏi cá sống, hàu sống, sò, mực nướng…) có thể ẩn chứa vi trùng và ký sinh trùng. |
Loại thực phẩm có thể nhiễm lưu huỳnh không nên cho trẻ ăn: Bác sĩ Trấn Khánh Hoàng, Phó chủ tịch Hội Đông y Nghệ An, cho biết một số cơ sở sản xuất lạm dụng lưu huỳnh trong xông, sấy khô măng, nồng độ lưu huỳnh cao ảnh hưởng tới sức khỏe. Trong đó, có cả những chất như thạch tín gây ngộ độc, nôn mửa, giống như khi bị ngộ độc sắn. Một người lớn ăn phải 20 mg acid xyanhydric có thể bị ngộ độc. Trẻ em, người già yếu nhạy cảm hơn. |
Cách nào để loại bỏ độc tố tự nhiên và lưu huỳnh có trong măng khô? Cách đơn giản để loại bỏ những độc tố tự nhiên và lưu huỳnh như hạn chế mua măng trái mùa thu hoạch thông thường. Măng mua về ngâm vào nước lạnh trong thời gian khoảng 1 ngày, thay nước 1-2 lần. Sau đó, bạn tiếp tục rửa măng thật sạch, ngâm với nước vo gạo 60-90 phút. Cho măng vừa ngâm vào luộc. Trong quá trình luộc mở nắp nồi để độc tố bay hơi. Nếu có thể, luộc tiếp lần 2, vớt măng ra và để ráo nước. |
Trẻ có thể nhiễm khuẩn tụ cầu vàng khi ăn: Tụ cầu khuẩn vàng là loại vi khuẩn nhiễm vào thực phẩm trong quá trình giết mổ. Trẻ em, người già và người có hệ miễn dịch yếu dễ bị nhiễm tụ cầu này. Trong vòng 4-5 giờ, chúng có thể sinh ra nhiều độc tố thấm vào trong niêm mạc dạ dày, ruột và máu, tác động lên thần kinh, dẫn đến các triệu chứng ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy… Nếu không cấp cứu kịp, người bệnh có thể tử vong. |
Không nên cho trẻ dưới một tuổi ăn thực phẩm này ngày Tết: Đậu phộng, lạc... dễ gây dị ứng đối với trẻ dưới một tuổi. Chúng cũng là lý do phổ biến nhất gây hóc, nghẹt thở ở nhiều trẻ. Tránh hoàn toàn các loại hạt này trước khi trẻ qua một tuổi. Nếu vẫn muốn cho bé ăn, mẹ hãy xay nhuyễn hoặc nấu thật mềm. |
Article sourced from NEWS.
Original source can be found here: http://news.zing.vn/nhung-thuc-pham-ngay-tet-khong-nen-cho-tre-an-post1036896.html