Nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu sau khi uống 3 ly cà phê

17:00' 11-11-2022
Sau khi gặp 3 khách hàng, anh H.V.M (22 tuổi) uống 3 ly cà phê rồi đi giao hàng. Tuy nhiên, khi đang chạy xe trên đường, tim anh đập nhanh liên tục, thở nhanh và sâu, ngã xuống đường, tay chân co cứng nên người đi đường đưa đến bệnh viện cấp cứu.


    Ngày 9/11, bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Hồng Hải - khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TP Hồ Chí Minh cho biết, bệnh nhân H.V. M. nhập viện trong tình trạng mất ý thức, gồng cứng toàn thân, mắt lờ đờ, tim đập nhanh, da không tái xanh, không có biểu hiện ảo giác và hoang tưởng, hạ thân nhiệt…

    Nam thanh niên đột ngột co cứng chân tay, mất ý thức sau khi uống cà phê - Ảnh 1.

    Uống 1-2 ly cà phê mỗi ngày giúp người dùng tỉnh táo hơn, nhưng nếu uống nhiều hơn dễ gây hại cho sức khỏe.

    Các bác sĩ đã loại trừ đột quỵ và xác định bệnh nhân bị rối loạn tâm thần và hành vi do cơ thể tiêu thụ quá nhiều chất caffein. Điều này tác động đến hormone adrenaline khiến nhịp tim đập nhanh hơn, thậm chí thay đổi nhịp tim (rung tâm nhĩ) và người bệnh nhanh chóng rơi vào loạng choạng, hoa mắt…

    Ngay lập tức, người bệnh được truyền dịch, dùng thuốc an thần để giảm dần triệu chứng trong thời gian chờ cơ thể đào thải chất caffein. Sau 3 giờ nhập viện, bệnh nhân M. tỉnh táo khi hàm lượng caffein được loại khỏi cơ thể.

    Theo lời kể của bệnh nhân M, anh làm công việc kinh doanh và có thói quen uống mỗi ngày khoảng 5 ly cà phê. Mỗi khi uống cà phê, anh vẫn làm việc, sinh hoạt bình thường, không bị mất ngủ hay hồi hộp. Thế nhưng lần này, sau khi gặp 3 khách hàng, anh uống 3 ly cà phê, sau đó đi giao hàng. Đang chạy xe, tim anh đập nhanh liên tục, thở nhanh và sâu, các cơ tay chân cứng lại, mất ý thức.

    Theo bác sĩ Lê Hồng Hải, cà phê chứa caffein là chất thúc đẩy tâm trạng, sự trao đổi chất, tăng hiệu suất tinh thần và công việc. Uống 1-2 ly cà phê mỗi ngày giúp người dùng tỉnh táo hơn, nhưng nếu uống nhiều hơn dễ gây hại cho sức khỏe. Caffein ngăn chặn tác động của hormone adenosine khiến cơ thể mệt mỏi và giải phóng hormone adrenaline. Lúc này, chúng tác động lên thần kinh giao cảm khiến nhịp tim đập nhanh hơn, tạo cảm giác bồn chồn, lo lắng. Do đó, với người có cảm giác lo lắng, bồn chồn sau khi uống cà phê hoặc các thức uống chứa caffein thì không nên sử dụng hoặc cắt giảm liều lượng.

    Bên cạnh đó, dùng quá nhiều cà phê gây khó ngủ, ngủ không ngon giấc, thậm chí mất ngủ. Với người bị mất ngủ do cà phê nên giảm lượng cà phê vào đầu giờ chiều. Cà phê uống vào cơ thể sẽ kích thích dạ dày giải phóng hormone gastrin làm tăng nhu động ruột, dẫn đến tiêu chảy. Do đó, với người bị hội chứng ruột kích thích không nên uống cà phê. Ngoài ra, uống nhiều cà phê còn làm trầm trọng thêm bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

    Ở một số người bệnh, khi uống nhiều cà phê khiến cơ thể giải phóng quá nhiều myoglobin vào máu nên thận không lọc hết và tổn thương. Người bệnh có nguy cơ cao bị suy thận cấp, toan chuyển hóa, tăng kali, thậm chí tử vong.

    Ngoài ra, dùng nhiều cà phê mỗi ngày có thể dẫn đến nghiện. Người uống càng bị phụ thuộc về tâm lý, thể chất vào cà phê. Biểu hiện bằng việc nếu không uống cà phê, người đó không thể tập trung vào công việc, sinh hoạt, thậm chí đau đầu, mệt mỏi.

    Bác sĩ Lê Hồng Hải khuyên, tùy vào thể trạng và sức khỏe của mỗi người mà dùng lượng cà phê khác nhau. Do đó, khi uống cà phê hoặc các loại nước chứa caffein bị lo lắng, mệt mỏi, tim đập nhanh… cần ngưng uống để không nạp thêm caffein vào cơ thể. Đồng thời, uống nhiều nước lọc giúp đào thải caffein ra ngoài. Nếu nạn nhân co cứng người, cần cho uống 1-2 chai nước lọc 500ml, sau đó đưa đến bệnh viện để được cấp cứu.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Ingrid Stitt Vùng: Cairnlea. Phone: 9363 1644
Xem thêm

Chúng tôi chúc quý vị một mùa Giáng Sinh an lành


Article sourced from KENH14.

Original source can be found here: http://kenh14.vn/nam-thanh-nien-dot-ngot-co-cung-chan-tay-mat-y-thuc-sau-khi-uong-ca-phe-20221110073818629.chn


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ