Một số tác dụng phụ ít người biết của trái sung
Trong y học cổ truyền, quả sung thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn phong thấp... Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều một loại thực phẩm nào đó cũng sẽ gây phản tác dụng và quả sung không ngoại lệ.
Một số tác dụng phụ ít người biết đến của quả sung là:
Sung có rất nhiều chất dinh dưỡng hoàn toàn thân thiện đối với người đang mắc bệnh tiểu đường.
Đầy bụng và đau dạ dày
Ăn quá nhiều quả sung có thể gây nặng bụng và đau dạ dày. Dù loại thực phẩm này có lợi cho người bị táo bón, nó sẽ ảnh hưởng xấu tới đường tiêu hóa vốn đang hoạt động bình thường. Để ngăn ngừa, Maggie Michalczyk, chuyên gia dinh dưỡng tại Chicago, khuyên mọi người nên uống nước lạnh sau khi ăn quả sung vì việc làm này sẽ giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến dạ dày.
Ngoài đau dạ dày, quả sung còn có khả năng làm bạn đầy hơi. Tình trạng này có thể xuất hiện ở một khu vực nhỏ hoặc lớn bên trong dạ dày. Ở hầu hết các trường hợp, đầy hơi chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên chúng.
Nhạy cảm với ánh mặt trời
Seth Smith, chuyên gia y khoa kiêm giáo sư tại Đại học Florida cho biết, mặc dù quả sung rất hữu ích trong việc điều trị các bệnh về da mãn tính và u da, nó cũng có thể gây hại vì làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với tia nắng mặt trời. Do đó, tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời nếu bạn thường xuyên tiêu thụ quả sung là việc làm vô cùng cần thiết để bảo vệ da.
Mặc dù quả sung rất hữu ích trong việc điều trị các bệnh về da mãn tính và u da, loại thực phẩm này có thể gây hại.
Có hại cho gan và ruột
Quả sung có thể gây hại cho gan. Hạt của chúng sẽ làm tắc nghẽn đường ruột. Dù bạn hoàn toàn có thể nghiền nát khi ăn, hạt sung khá cứng và có thể ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa. Đây là một trong những tác dụng phụ nguy hiểm nhất khi sử dụng loại thực phẩm này.
Hấp thụ canxi
Quả sung có chứa oxalat, một hợp chất gây cản trở quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể. Do đó, tiêu thụ nhiều loại thực phẩm này sẽ làm thiếu hụt canxi nghiêm trọng và có khả năng gây yếu xương, dẫn tới các bệnh liên quan tới xương khớp.
Xuất huyết
Sung có đặc tính nóng và dễ gây chảy máu nên tiêu thụ quá nhiều sẽ khiến bạn xuất huyết võng mạc, trực tràng và chảy máu âm đạo nhẹ. Sung cũng có thể gây ra hội chứng Evans (bệnh tan máu tự miễn). Nếu bị chảy máu trực tràng và âm đạo, bạn nên ngừng ăn quả sung càng sớm càng tốt.
Giảm lượng đường huyết trong máu
Quả sung làm giảm lượng đường trong máu hiệu quả. Điều này rất giúp ích cho người mắc bệnh tiểu đường nhưng lại thực sự gây hại cho những ai bị hạ đường huyết. Do đó, nếu bạn đang bị hạ đường huyết, hãy tránh ăn quả sung.
Dị ứng
Dị ứng do quả sung gây ra sẽ dẫn tới một loại các triệu chứng khó chịu như viêm kết mạc, viêm mũi và sốc phản vệ. Ngoài ra, loại thực phẩm này cũng có thể gây hen suyễn. Vì vậy, kiểm tra xem bản thân có dị ứng với sung hay không là việc làm vô cùng cần thiết trước khi tiêu thụ loại quả này.
Dị ứng do quả sung gây ra sẽ dẫn tới một loại các triệu chứng khó chịu như viêm kết mạc, viêm mũi và sốc phản vệ.
Làm tình trạng bệnh về mật, thận... thêm nặng nề
Oxalate trong quả sung có thể gây hại cho những người đang mắc phải các vấn đề sức khỏe liên quan đến túi mật và thận. Theo Erin Sundermann, nhà khoa học kiêm phó giáo sư, công tác tại đại học Y California San Diego School, quả sung cũng gây hại cho lá lách, một bộ phận trong cơ thể chịu trách nhiệm sản sinh các tế bào bạch cầu.
Bạn có thể tránh hầu hết các tác dụng phụ này bằng cách kiểm soát khẩu phần tiêu thụ và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có ý định ăn nhiều loại quả này.
Article sourced from KENH14.
Original source can be found here: http://kenh14.vn/tac-dung-phu-it-nguoi-biet-den-cua-qua-sung-trong-do-co-ca-nguy-co-gay-ung-thu-20190527180432229.chn