Một số tác dụng bất ngờ khi bạn cho đá lạnh vào nồi cơm trước khi nấu
Trong khi ở Việt Nam, việc nấu cơm thường đơn giản chỉ cần vo gạo và nấu với nước, ở Nhật Bản, cách nấu cơm dường như đã trở thành một nghệ thuật. Người Nhật không chỉ chú trọng vào việc chọn loại gạo mà còn áp dụng những kỹ thuật đặc biệt để tạo ra cơm thơm ngon, dẻo và có lợi cho sức khỏe.
Tại sao nhiều người Nhật thêm đá lạnh vào nồi khi nấu cơm?
Cho đá lạnh vào trước khi nấu cơm có thể tạo ra hiệu quả bất ngờ. (Ảnh minh họa)
Người Nhật thường thêm vài viên đá lạnh vào nồi trước khi nấu cơm, và điều này không phải là một sự ngẫu hứng mà là một bí quyết nấu ăn đã được kiểm chứng khoa học:
Cách làm: Sau khi vo gạo và đổ lượng nước vừa phải (ít hơn một chút so với thông thường) vào nồi nấu cơm, bạn cho thêm 2-3 viên đá lạnh vào, đợi khoảng 10-15 phút rồi mới cắm điện và bấm nút nấu.
Cho đá lạnh vào nồi cơm trước khi nấu đem lại một số tác dụng bất ngờ:
- Giúp gạo hút nước chậm hơn: Việc thả đá vào nồi trước khi nấu giúp làm chậm quá trình hấp thụ nước của gạo, từ đó làm cho cơm trở nên dẻo và thơm hơn.
- Tăng độ ngon và dưỡng chất cho cơm khi chín: Sau khi cơm đã chín, axit amin trong gạo tăng lên, tạo ra vị ngon tự nhiên hơn và hương thơm dễ chịu hơn.
- Kiểm soát độ ngọt của cơm: Các enzym phân hủy kiểm soát độ ngọt thường ngừng hoạt động sau 80 độ. Việc thêm đá có thể kéo dài thời gian này, tạo ra cơ hội để gạo hấp thụ thêm độ ngọt và tạo hương vị tốt hơn.
Một số chuyên gia dinh dưỡng lại khuyên nên nấu cơm bằng nước nóng, vì sao vậy?
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Trâm, Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, cơm (gạo) cung cấp chất bột đường, vitamin và các khoáng chất, bổ sung năng lượng cho cơ thể. Trong đó, chủ yếu là vitamin nhóm B (B1, B3, B6) và chất xơ. Ngoài ra gạo còn có vitamin E, sắt, kẽm, thậm chí omega 3.
Loại nước sử dụng khi nấu có thể ảnh hưởng tới kết cấu, độ dẻo và dinh dưỡng của cơm. (Ảnh minh họa)
Phó giáo sư Trâm cho rằng, nấu cơm bằng nước sôi sẽ tốt hơn nấu cơm bằng nước thông thường. Bà giải thích: Khi sử dụng nước lạnh, hạt gạo bị trương lên, chất dinh dưỡng nở ra tan vào nước. Dùng nước sôi để nấu, hạt cơm sẽ dẻo, lớp ngoài hạt gạo co lại tạo màng bảo vệ, hạt không bị nứt, vỡ, lượng vitamin B1 được giữ lại nhiều hơn 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.
Như vậy, nấu cơm bằng nước thêm đá hay nước sôi đều có những ưu điểm riêng, bạn có thể tự thử nghiệm và xem cách nào giúp mình có nồi cơm thơm, dẻo, ngon hơn.
4 sai lầm khi nấu nấu khiến cơm vừa không ngon vừa giảm dưỡng chất
Dù chọn loại nước nào để nấu cơm, bạn cũng nên tránh những sai lầm dưới đây nếu muốn có một nồi cơm ngon, dẻo, giữ lại được hương vị và chất dinh dưỡng:
Không vo gạo trước khi nấu
Vo gạo là việc cần thiết loại loại bỏ sạn, bụi bẩn và lượng tinh bột dư thừa, giúp cơm ngon hơn. Khi vo gạo, không nên xát mạnh tay vì dễ làm mất các dưỡng chất ở lớp ngoài hạt gạo. Chỉ khuấy nhẹ tay rửa gạo, gạn nước để loại trừ sâu, sạn.
Nấu cơm tưởng như việc đơn giản nhưng nhiều người vẫn làm sai. (Ảnh minh họa)
Cho nước vào gạo theo ước chừng
Tỷ lệ nước - gạo không chính xác sẽ khiến cơm hoặc nhão hoặc chưa chín hẳn và hầu như không có cách nào khắc phục được khi cơm đã chín. Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của từng loại gạo và loại nồi để đo lượng nước phù hợp. Đơn giản hơn, có thể sử dụng “thủ thuật ngón tay” như ông bà ta: Sau khi gạn sạch nước vo gạo, đặt ngón tay giữa lên bề mặt gạo bằng phẳng và thêm đủ nước để chạm đến đốt đầu tiên của ngón tay này. Đây là kỹ thuật đã được công nhận trên toàn thế giới và là một cách dễ dàng để đạt được tỷ lệ nước-gạo chính xác, bất kể kích thước bàn tay của bạn thế nào.
Nấu gạo lứt như gạo trắng
Gạo lứt cần nhiều thời gian và nước hơn để nấu. Các chuyên gia giải thích: Gạo lứt về cơ bản là gạo trắng được bọc trong một lớp cám. Lớp cám này làm chậm quá trình xâm nhập của nước vào phần lõi tinh bột, vì vậy gạo lứt cần thời gian nấu lâu gấp đôi hoặc nên ngâm trước khi nấu.
Khuấy cơm khi đang nấu
Việc làm này có thể khiến các hạt gạo bị vỡ, dẫn đến kết cấu cơm khi chín không đồng đều, kém ngon. Không nên can thiệp gì trong quá trình nấu cơm để đảm bảo hơi nước được giữ đủ giúp cơm chín đều, chín kỹ.
Trường có truyền thống về các chương trình học thuật, âm nhạc, thể thao và nghệ thuật.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/tai-sao-nguoi-nhat-them-vai-vien-da-lanh-vao-noi-com-nau-com-bang-nuoc-lanh-hay-nuoc-nong-thi-tot-hon-c131a595279.html