Một số lỗi chăm sóc răng miệng cơ bản
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê, có khoảng 2,4 tỷ người mắc bệnh sâu răng trên toàn thế giới. Trong đó, chúng ta thường mắc phải những lỗi chăm sóc răng miệng rất cơ bản nhưng lại chẳng hề hay biết. Hậu quả là không chỉ mắc bệnh sâu răng mà còn gặp phải một số vấn đề về răng miệng khác.
Dưới đây là một số lỗi chăm sóc răng miệng cơ bản, bạn nên nắm rõ để tìm cách khắc phục ngay!
Bỏ qua mùi hôi từ miệng
Mùi hôi từ miệng của bạn xuất hiện thường có thể là do vệ sinh răng miệng kém hoặc mắc bệnh ở nướu răng. Đôi khi chúng ta không nhận thấy mùi khó chịu của mình nhưng những người khác lại có thể ngửi thấy nó thông qua việc giao tiếp. Trong trường hợp này, có một cách rất dễ dàng để kiểm tra tình trạng hôi miệng là:
- Liếm mặt trong cổ tay của bạn.
- Đợi 5 - 10 giây.
- Ngửi cổ tay xem có thấy mùi hay không.
Uống một thứ gì đó sau khi đánh răng
Bạn cần hiểu rằng, hương vị từ bàn chải đánh răng nên là hương vị cuối cùng trong ngày. Bởi dù là trà hay nước lọc thì bạn cũng không nên uống sau khi đánh răng để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến hàm răng.
Không đánh răng đủ lâu
Chỉ đánh răng trong khoảng 30 giây thường không mang đến hiệu quả chăm sóc răng miệng nào. Trái lại, bạn nên dành ít nhất 30 giây cho 1 trong 4 góc phần tư khoang miệng của mình. Về cơ bản, đánh răng trong khoảng 2 phút là tốt nhất.
Đánh răng quá mạnh
Khi nói đến việc làm sạch răng, bạn thường nghĩ đến việc chà chúng thật mạnh. Nhưng không may là cách làm này lại gây hại men răng và khiến răng của bạn trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy, bạn cần chọn một chiếc bàn chải đánh răng phù hợp và chú ý đánh răng từ tốn, nhẹ nhàng, tham khảo thêm ý kiến từ nha sĩ.
Đánh răng ngay sau bữa ăn
Việc đánh răng ngay sau bữa ăn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến men răng của bạn, nhất là một thứ gì đó có tính axit. Do đó, bạn nên tránh đánh răng sau khi ăn trong khoảng 30 phút.
Không thay đổi bàn chải đánh răng định kỳ
Thông thường, nha sĩ sẽ khuyên bạn nên thay đổi bàn chải đánh răng định kỳ 3 tháng/lần. Nếu không, bạn cần thay bàn chải khi phần lông bị sờn. Trong trường hợp này, việc đánh răng sẽ mang đến hiệu quả và mỗi ngóc ngách trong răng cũng sẽ được làm sạch tốt hơn.
Không thay bàn chải mới khi mắc bệnh
Bàn chải đánh răng thường không tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng nên sau khi khỏi bệnh, bạn nên thay mới bàn chải. Hãy chắc chắn rằng chiếc bàn chải mới không được đặt cạnh những chiếc bàn chải khác trong ngày bạn mắc bệnh.
Article sourced from KENH14.
Original source can be found here: http://kenh14.vn/7-sai-lam-khi-cham-soc-rang-mieng-khien-ham-rang-cua-ban-bi-pha-huy-dan-theo-thoi-gian-2020012722183276.chn