Các loại rau củ ăn quá nhiều hoặc ăn sai cách sẽ gây hại cho sức khỏe
Rau củ nói chung và trái cây nói riêng đều là các nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, nên chúng luôn được biết đến là nguồn thực phẩm tốt cho cơ thể. Tuy nhiên có một số loại rau củ, trái cây có thể sẽ gây dị ứng, ức chế tác dụng thuốc nếu chúng không phù hợp với cơ thể người ăn.
Phan Hoài Tôn, giáo sư dược học tại trường Đại học Y Đài Loan chỉ ra 9 loại rau củ mặc dù chúng có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng ăn quá nhiều hoặc ăn sai cách sẽ gây hại cho sức khỏe.
1. Bơ
Dù bơ rất thơm ngon và bổ dưỡng nhưng nhiều người có thể bị dị ứng nếu họ vô tình ăn trái bơ. Các triệu chứng có thể xuất hiện như miệng sưng, tê, nổi mẩn trên cơ thể, mặt bị phù. Nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn tới khó thở, gây sốc phản vệ và thậm chí là tử vong.
Những người dị ứng với cao su không nên ăn trái bơ, nếu không sẽ gây ra dị ứng.
2. Chuối
Chuối là loại trái cây rất lành mạnh và giàu kali. Trong khi đó, thận có trách nhiệm điều hòa nồng độ kali trong máu. Một khi chức năng thận không hoạt động tốt, các ion kali không dễ dàng chuyển hóa. Điều này dẫn tới kali dễ tích tụ lại trong cơ thể, gây ra tăng kali trong máu. Vì vậy bệnh nhân chạy thận nên chú ý khi đang điều trị không nên ăn chuối.
3. Anh đào
Quả anh đào về cơ bản không phải là loại quả gây hại cho cơ thể con người. Nhưng nếu hạt của quả anh đào bị vỡ ra khi cắn thì sẽ rất nguy hiểm, vì trong hạt có chứa chất độc.
4. Bưởi
Hiện nay, có rất nhiều bệnh nhân bị "tăng lipid máu". Vì có nhiều bệnh liên quan tới tim mạch nên một số người dùng thêm thuốc hạ đường huyết. Lúc này, bạn nhớ đừng uống nước bưởi. Vì bưởi có chứa các thành phần đặc biệt, nó sẽ ức chế các enzyme liên quan đến chuyển hóa thuốc ở gan, làm cho thời gian chuyển hóa thuốc trở nên lâu hơn.
Vì bưởi có chứa các thành phần đặc biệt, nó sẽ ức chế các enzyme liên quan đến chuyển hóa thuốc ở gan, làm cho thời gian chuyển hóa thuốc trở nên lâu hơn.
5. Củ cải đường
Bệnh nhân bị bệnh liên quan tới tiết niệu bàng quang không nên ăn củ cải đường. Trong củ cải đường có chứa oxalate, nó sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi, magiê, kali và các khoáng chất khác trong cơ thể. Khi xác suất kết hợp oxalate và canxi tăng sẽ tạo thành sỏi canxi oxalate trong nước tiểu, làm cho tình trạng sỏi thận nghiêm trọng hơn.
6. Bắp cải
Bệnh nhân có chức năng tuyến giáp không nên ăn bắp cải. Vì các thành phần trong một số loại bắp cải có chứa isothiocyanate. Đây là chất có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nếu ăn phải một lượng lớn bắp cải, nó sẽ gây ức chế việc cơ thể hấp thu i-ốt và có thể tác động tiêu cực tới hoạt động của tuyến giáp.
7. Quả việt quất
Quả việt quất rất hữu ích cho việc chữa lành chứng viêm niệu đạo ở phụ nữ. Nhưng thành phần của nó có chứa axit salicylic, đây cũng là một dạng aspirin. Nếu bạn hiện đang dùng aspirin, uống nước ép nam việt quất có thể tăng tác dụng thuốc lên nhiều lần, khiến cơ thể không tương thích kịp.
8. Rau cải mầm Brussels
Cải mầm Brussels rất giàu vitamin K. Nếu bạn sử dụng thuốc chống đông máu, vitamin K sẽ ngăn chặn tác dụng của thuốc, khiến vết thương không thể lành được.
9. Đậu phộng
Nếu bạn có tiền sử bệnh tâm thần, đặc biệt là trầm cảm, các loại thuốc được sử dụng có thể phản ứng với một số thành phần có trong đậu phộng, socola, phô mai và thịt xông khói.
Article sourced from AFAMILY.
Original source can be found here: http://afamily.vn/dung-tuong-an-rau-cu-trai-cay-nhu-the-nao-cung-tot-co-9-loai-rau-cu-qua-neu-an-sai-cach-chi-co-ruoc-benh-vao-nguoi-20200120110322939.chn