Mẹ làm theo cách này bé hết gồng mình đỏ mặt, say giấc cả đêm
Theo tác giả Karen E. Adolph, Đại học New York, trẻ vặn mình, vận động tay chân để tìm cách thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên nếu trẻ vặn mình kèm giật mình, gồng đỏ mặt, ngủ không sâu giấc, quấy khóc trong thời gian dài lại ảnh hưởng tới sự phát triển, đặc biệt là bộ não.
Hiện tượng trẻ vặn mình là bình thường khi….
Lý giải hiện tượng gồng mặt ở trẻ, Trung tâm Phát triển Con người, Đại học California, San Diego, CA Hoa Kỳ cho rằng. Khi mới sinh các tế bào thần kinh, thể vân, vỏ não chưa phát triển hoàn thiện nên phần dưới vỏ hoạt động chiếm ưu thế hơn. Vì vậy trẻ vặn mình, vận động tay chân để tìm cách thích nghi với môi trường bên ngoài.
Các biểu hiện thường thấy là trẻ gồng người trong vài phút, sau 2 - 3 tháng thì hiện tượng này kết thúc, trẻ vẫn tăng cân bình thường. Việc trẻ vặn mình có thể do: Môi trường bé ngủ không thoải mái, tiếng ồn nhiều và ánh sáng mạnh. Trẻ cũng có thể vặn mình khi đói, khi bỉm ướt, khi bé bị quấn khăn chặt, do ngủ trên đệm quá cứng, tư thế ngủ không hợp lý, gối đầu quá cao. Ngoài ra, trẻ vặn mình có thể do tổn thương da khi bị côn trùng cắn, bị ngứa, nóng,…
Với hiện tượng vặn, khóc sinh lý này, cha mẹ chỉ cần ôm ấp về về trẻ ngay lập tức sẽ khiến bé sẽ cảm thấy an tâm hơn và giảm quấy khóc, dễ quay lại giấc ngủ.
Vặn mình đỏ mặt, ngủ không sâu giấc - nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển
Trẻ gồng mình khi ngủ sẽ khiến trẻ mất ngủ và quấy khóc, hiện tượng này lặp đi lặp lại trong thời gian dài bé chậm tăng cân, thể trạng còi cọc. Về các biểu hiện tâm lý: trẻ dễ cáu gắt, căng thẳng, sợ hãi không tập trung và hay mệt mỏi. Nhà thần kinh học Penelope Leach thậm chí còn đánh giá giấc ngủ không ngon của trẻ là "chất độc" đối với bộ não đang phát triển. Lý giải cho nhận định này, bà Penelope Leach cho biết, nguyên nhân là khi trẻ khóc đêm nồng độ chất cortisol tăng cao đột biến. Ngoài tác động tiêu cực lên thể chất, trí tuệ và tâm sinh lý, việc vặn mình khiến trẻ mất ngủ quấy khóc cũng làm giảm hệ thống miễn dịch, tiêu hóa bị ức chế khiến trẻ dễ bị ốm và nhiễm trùng.
Nguyên nhân trẻ gồng mình dẫn đến mất ngủ có thể do cơ thể trẻ thiếu một số chất dinh dưỡng hoặc trẻ bị kích thích thần kinh. Nhiều trẻ vặn mình do bé bị khó chịu trong hệ tiêu hóa
Mẹ làm theo cách này bé hết gồng mình đỏ mặt, say giấc cả đêm
Tạo môi trường thân thiện với giấc ngủ của trẻ: Mẹ hãy tạo cho bé môi trường thoáng mát, yên tĩnh, ánh sáng vừa đủ để bé dễ đi vào giấc ngủ và dễ chịu suốt giấc ngủ. Một chiếc bụng no, giường chiếu sạch, quần áo thoải mái cũng giúp bé có một giấc ngủ ngon. Nhẹ nhàng xoa dịu trẻ. Khi trẻ khó ngủ, vặn mình, quấy khóc, cha mẹ hãy ôm bé vào lòng, âu yếm, vỗ về, hát ru cho bé, nói chuyện cùng bé để cho bé thoải mái và có cảm giác an toàn, bé sẽ ngủ sâu hơn. Một số phương pháp hạn chế bé vặn mình mẹ có thể áp dụng như: tắm nắng cho bé, cho bú, massage hoặc nắm tay trấn an bé.
Nếu trẻ gồng mình kèm nôn ói, sụt cân, quấy khóc bất thường: Cha mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay đề khám đưa ra các chẩn đoán chính xác, được tư vấn cách chữa trị và chăm sóc tốt nhất cho bé. Không nên sử dụng các mẹo để chữa cho bé tại nhà.
CherryHill – mang niềm vui đến cho cả gia đình
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/con-van-minh-do-mat-ngu-khong-sau-giac-me-phai-lam-sao-c131a539379.html