I. Tại sao bạn không nên sử dụng miếng bọt biển?

    Trong một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí Scientific Reports, các nhà nghiên cứu người Đức đã tiến hành phân tích lượng vi khuẩn bám trên miếng bọt biển và thu được một số kết quả đáng kinh ngạc. Có 362 loại vi khuẩn khác nhau ẩn nấp trong các kẽ hở của miếng bọt biển, với số lượng đáng kinh ngạc - lên tới 45 tỷ/cm vuông. (tương đương với lượng vi khuẩn tìm thấy trong mẫu phân người.) Xét kích thước của miếng bọt biển rửa bát thông thường, có đến gần 5,5 nghìn tỷ con bọ siêu nhỏ bò xung quanh thứ bạn dùng để “làm sạch” bát đĩa của mình.

    Giật mình với vật dụng quen thuộc trong căn bếp chứa “ổ vi khuẩn” gây bệnh cho gia đình - 1

     

    Markus Egert - Giáo sư vi sinh và vệ sinh tại Đại học Furtwangen - người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: “Đó là mức độ lớn hơn 1-2 bậc so với những gì chúng tôi dự kiến ​​​​ban đầu”. Ông nói: “Một vấn đề chúng ta gặp phải với vi khuẩn và vi sinh vật là chúng ta không thể nhìn thấy chúng. Và nếu bạn không nhìn thấy chúng, bạn sẽ không tin rằng chúng ở đó.”

    Leslie Reichert - một chuyên gia làm sạch và là tác giả của Joy of Green Cleaning, cho biết: “Miếng bọt biển không bao giờ thực sự khô. Đó là môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn. Bạn không bao giờ rửa sạch được hoàn toàn thức ăn khỏi miếng bọt biển.

    II. Cách tốt hơn để rửa bát đĩa của bạn

    Bạn nên sử dụng bàn chải nhựa hoặc silicone. Bàn chải nhanh khô hơn khi không sử dụng và cũng không có nhiều kẽ hở sâu như bọt biển - nơi nước và vi khuẩn có thể phát triển.

    Giật mình với vật dụng quen thuộc trong căn bếp chứa “ổ vi khuẩn” gây bệnh cho gia đình - 3

    Carolyn Forte - Giám đốc phòng thí nghiệm thiết bị gia dụng và sản phẩm tẩy rửa tại Good Housekeeping Institute, cho biết: “Bạn có thể để dựng bàn chải lên hoặc đặt chúng vào hộp để hong khô. Vật dụng này không xốp như miếng bọt biển và nếu có thứ gì đó dính vào bàn chải, bạn có thể nhìn thấy chúng và rửa sạch.”

    III. Làm thế nào để làm sạch một miếng bọt biển?

    Trong nghiên cứu của Egert, bọt biển được làm sạch bằng nước và xà phòng chứa nhiều vi khuẩn hơn. Những vi khuẩn này là loại có khả năng chống lại chất tẩy rửa cao hơn vì chúng sống sót sau quá trình tẩy rửa và có khả năng gây hại cho sức khỏe con người.

    1. Vệ sinh miếng bọt biển bằng dung dịch thuốc tẩy

    Pha 3 thìa canh thuốc tẩy với 1 lít nước và ngâm miếng bọt biển chứa mầm bệnh trong 5 phút, sau đó xả sạch. Dung dịch này hoạt động tốt nhất trong việc loại bỏ 99,9% vi khuẩn salmonella, E. Coli và pseudomonas.

    2. Vệ sinh miếng bọt biển bằng lò vi sóng

    Giật mình với vật dụng quen thuộc trong căn bếp chứa “ổ vi khuẩn” gây bệnh cho gia đình - 4

    Phương pháp hiệu quả tiếp theo là lò vi sóng. Nó không tiêu diệt được nhiều vi khuẩn E. Coli như phương pháp tẩy, nhưng vẫn tiêu diệt đủ để làm vệ sinh bọt biển. Bạn phải làm ướt miếng bọt biển thật kỹ trước khi hơ để tránh nó bắt lửa trong lò vi sóng. Điều quan trọng nữa là phải làm khô hoàn toàn miếng bọt biển trước khi sử dụng lại để rửa bát đĩa, vì độ ẩm có thể thu hút nhiều vi khuẩn hơn.

    3. Vệ sinh miếng bọt biển bằng máy rửa bát

    Ném miếng bọt biển vào máy rửa chén là chiến lược làm sạch kém hiệu quả nhất trong 3 cách, mặc dù máy rửa đã tiêu diệt được 99,8% vi trùng. Nếu bạn chọn phương pháp này, hãy đảm bảo rằng bạn không sử dụng chế độ tiết kiệm năng lượng.

    IV. Dùng miếng bọt biển bao lâu thì nên thay mới?

    Thời hạn tốt nhất để miếng rửa chén hoạt động "hết công suất" là khoảng 2 tuần. Chỉ cần thay mới 2 tuần/lần, bạn sẽ ngăn chặn vi khuẩn lây lan và phát triển trong nhà bếp. Tuy nhiên, bạn cũng nên vứt ngay lập tức nếu nó có mùi hôi khó chịu cho dù đã làm sạch rất nhiều lần.

    V. Một số vấn đề khi dùng miếng rửa chén để bảo vệ cho sức khỏe cả nhà

    Giật mình với vật dụng quen thuộc trong căn bếp chứa “ổ vi khuẩn” gây bệnh cho gia đình - 5

    - Không dùng miếng rửa chén chung với miếng rửa dao, thớt, thịt, cá… vì dễ khiến vi khuẩn lây lan mạnh hơn.

    - Rửa thật sạch các chất bẩn bám trên miếng rửa và vắt thật khô sau khi sử dụng.

    - Không dùng miếng rửa chén để làm những việc khác, chẳng hạn như lau bếp hay lau bồn rửa…

    - Nên mua sẵn một lốc miếng rửa chén và thay mới liên tục, tránh tình trạng chờ tới khi mục nát rồi mới đi mua.

    - Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ miếng rửa chén và diệt khuẩn.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Siêu thị?
Big Sam Market Vùng: Niddrie. Phone: 9366 2237
Xem thêm

chuyên bán các loại thực phẩm tươi ngon như trái cây, thịt, cá,...


Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/tu-van-nha-cua/giat-minh-voi-vat-dung-quen-thuoc-trong-can-bep-chua-o-vi-khuan-gay-benh-cho-gia-dinh-c172a540829.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ