Lưu ý khi tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài
1. Ý nghĩa của bát hương trong văn hóa Việt Nam
Bát hương là một biểu tượng văn hóa của người Việt, đó là truyền thống thờ cúng tổ tiên, Thần Phật,… đã được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác suốt bao đời nay. Đây là một phong tục được nhân dân hết sức coi trọng và giữ gìn, dù có thể trong đời sống hiện đại, việc thắp hương cũng đã được đơn giản hóa khá nhiều.
Bát hương là vật có ý nghĩa linh thiêng nhất trên ban thờ. Mỗi hành động thành kính cắm một nén hương lên ban thờ là một lần con cháu gửi gắm những lời nguyện cầu, mong muốn của mình lên cõi trên. Đây cũng tựa như một hình thức gắn kết giữa con người nơi trần thế và cõi tâm linh.
2. Mục đích bốc bát hương
Nguyên nhân của hành động bốc bát hương cuối năm hoặc thay bát hương mới thường là do chủ nhà vừa chuyển nhà mới hoặc do bát hương trước đã quá cũ hoặc đã hư hỏng. Ngoài ra, người ta còn thay bát hương cho đồng bộ, hoặc do có nhu cầu cần gộp hay tách bát hương.
Người bốc bát hương thường là các nhà sư ở trong chùa hoặc các vị thầy pháp với những quy trình khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế, người trong gia đình như vợ, chồng, hoặc ông bà, bố mẹ cũng có thể tự tay làm việc này.
3. Có nên bốc bát hương cuối năm
Không ít người có quan niệm rằng, bát hương càng đầy chân hương, thậm chí càng um tùm thì càng linh thiêng, càng nhiều tài lộc. Họ không có thói quen rút tỉa chân hương định kỳ mà để chúng um tùm, chân hương sau cắm lên chân hương trước thành tầng tầng lớp lớp, năm này qua năm khác. Tuy nhiên, quan niệm trên chỉ là suy đoán, không hề có căn cứ.
Tỉa chân nhang hay bốc bát hương là một trong những việc quan trọng nhất trong khâu dọn dẹp bàn thờ. Việc để bát hương quá đầy không chỉ khiến bát hương bị rác, bàn thờ sẽ nhanh bụi bẩn, mà còn tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn cao nếu không cẩn trọng.
Việc không tỉa chân hương, để bát hương quá đầy, khi thắp những nén hương tiếp theo không chạm được vào bát hương được sẽ chèn lên chân hương trước, như vậy việc thắp hương sẽ không còn ý nghĩa.
Hơn thế, bát hương mà có chân hương cao sẽ giống như cái cột “che mắt” thần linh, gia tiên, cũng giống như ta đang ngồi mà có vật gì chắn trước mặt sẽ cảm thấy rất khó chịu.
4. Có nên tỉa chân nhang Thần Tài? Tỉa chân nhang Thần Tài như thế nào?
Bát nhang là biểu tượng tâm linh linh thiêng trên bàn thờ. Vì thế, rút bớt chân nhang Thần Tài không phải tùy tiện, thích làm lúc nào cũng được. Có 1 nguyên tắc là thời điểm tốt nhất để tỉa chân nhang là các ngày 23 tháng chạp, ngày vía thần tài, ngày rằm tháng 7.
Thông thường, việc tỉa rút chân nhang được thực hiện sau lễ cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp. Đây là thời điểm quét dọn bàn thờ, lau chùi đồ thờ cúng để ban thờ được sạch sẽ, gọn gàng và nghiêm trang đón năm mới. Có quan niệm cho rằng, chỉ được phép di chuyển các đồ đạc khác, nhưng bát hương thì không được phép di chuyển.
Tỉa chân nhang Thần Tài bằng cách rút nhẹ nhàng từng chân một, hạn chế việc thốc nắm 1 bó chân. Gia chủ lưu ý chọn để lại những chân hương đẹp nhất, để lại chân nhang theo số lẻ 3-5-7-9. Số chân hương lược bớt mang đi hóa hoặc cắm ở gốc cây trong vườn nhà.
Khấn xong thì có thể tiến hành lau dọn ngay, khi lau dọn phải chọn khăn mới, chổi mới (hoặc khăn lau, chổi quét chuyên dùng), lau dọn bằng nước sạch, khăn sạch, chổi sạch…
Chọn người
Ai cũng có thể bao sái ban thờ. Nhưng nếu trong nhà chọn được người chỉn chu, có tâm trong công việc thờ cúng thì rất tốt, bởi ban thờ Thần Tài là nơi linh thiêng, việc bao sái ban thờ, tỉa chân hương cần làm tỉ mỉ, sạch sẽ và thành kính.
Trước khi bao sái, người được chọn nên tắm rửa sạch sẽ rồi hãy bắt đầu công việc. Cần giã vài củ gừng, ngâm với rượu trắng trước.
Sử dụng bát hương
Gia chủ phải đặt bát hương nơi bàn thờ sạch sẽ, không nên để uế tạp.
Mỗi khi sắp xếp lại ban thờ (thường vào 23 và 30 tháng Chạp) phải khấn vái, xin phép và chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,… còn bát nhang, bài vị đã định vị thì không được xê dịch.
Khi lau dọn bát nhang, bài vị, ban thờ… phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu cho pha gừng giã nhỏ lau cho sạch. Quan điểm không để động bát hương chỉ phù hợp với từng nơi, có nhiều nơi vẫn bê bát hương xuống lau chùi bình thường.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý khi rút chân nhang:
– Dùng khăn sạch, có thể là khăn mới đã được giặt sạch để lau bàn thờ, bát hương và các đồ thờ cúng khác.
– Tránh để bát hương, các đồ thờ cúng khác gần nơi ô uế, mất vệ sinh.
– Đối với bát hương bằng đồng, tuyệt đối không rửa nước vì sẽ gây mốc xanh. Tốt nhất nên dùng giẻ hơi ẩm lau hoặc lau khô.
– Bát hương bằng sứ, tránh va chạm, rơi vỡ.
Văn khấn trước khi rút chân nhang bàn thờ thần tài
Trước khi tiến hành vệ sinh ban thờ gia chủ thắp hương và khấn xin phép như sau:
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào)
Hôm nay là ngày ……………………. con xin phép được bao sái lại bàn thờ Thần tài để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ X, chấp thuận.
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật.
Cách thay tro bát hương
– Bạn nên dùng tro rơm sạch sẽ tốt hơn là dùng cát.
– Cần lưu ý khi thay cát trong lư hương hành động phải thật dứt khoát, tránh xê dịch nhiều.
– Chuẩn bị một chiếc khăn lớn sạch, hoặc một mảnh vải sạch, trải lên bàn rồi nhấc dứt khoát lư hương ra, sau đó đổ tro cát trong lư hương ra giữ lại 1/3 tro cũ.
– Dùng khăn sạch bọc quanh bát hương, đổ thêm cát mới vào sao cho chiều cao khoảng 2/3 lư hương. Lau sạch bát hương rồi để ngay ngắn về vị trí cũ.
– Không đổ đầy cát mới vào lư hương vì nếu chọn quá nhiều thì tàn hương rơi xuống sẽ khiến bát nhang nhanh đầy, còn cho quá ít thì khi cắm hương sẽ không chắc chân.
– Sau khi bỏ tro mới vào bát hương xong thì chọn 3- 5 chân nhang, chụm lại rồi cắm lại trong bát.
– Nếu bạn không muốn thay tro mới có thể dùng thìa sạch xúc bớt tro trong bát hương ra.
– Cần lau dọn sạch ban thờ trước khi đặt bát hương trở lại.
Văn khấn sau khi rút chân hương bàn thờ Thần Tài
Không chỉ cần đọc văn khấn trước khi rút chân hương mà sau khi tỉa, mọi người cũng nên đọc bài khấn. Sau đây là nội dung của bài văn khấn sau khi rút hương bàn thờ Thần Tài, mời các bạn cùng tham khảo.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào)
Hôm nay là ngày ……………………….., con đã thực hiện xong việc bao sái bàn thờ Thần tài, rút chân nhang. Kính mời các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, chư vị Thần Phật về ngự lại nơi bàn thờ để con tiếp tục việc thờ cúng.
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật.
Article sourced from TUVINGAYNAY.
Original source can be found here: https://tuvingaynay.com/co-nen-tia-chan-nhang-than-tai-tia-chan-nhang-nhu-the-nao-moi-dung.html