Không uống quá nhiều nước mà cơ thể bị phù, cẩn thận 6 cơ quan này đều bị bệnh

22:00' 26-10-2021
Không phải lúc nào phù cũng do uống quá nhiều nước, hãy cảnh giác vì đó có thể là tín hiệu cảnh báo cơ thể có vấn đề.


    Nhiều người cho rằng phù nề là do uống quá nhiều nước. Để cải thiện tình trạng phù nề, nhiều người không dám uống quá nhiều nước. Trên thực tế, uống nhiều nước hơn có thể làm tăng lượng máu và giúp lưu thông máu. Đôi khi, phù nề không liên quan tới việc uống nhiều hay ít nước, đó là tín hiệu cảnh báo cơ thể của bạn đang gặp vấn đề, đừng chủ quan.

    Bác sĩ Wang Weijie, tại Dawan Health Clinic, Đài Loan nói rằng mấu chốt của phù nề không phải do quá nhiều nước mà là do các cơ quan, mạch máu,… có vấn đề, dẫn đến lưu thông nước bất thường và tích tụ cục bộ, cần phải tìm ra và cải thiện nguyên nhân.

    Các nguyên nhân khiến cơ thể bị phù?

    Các vấn đề về tim

    Người bị phù không phải do uống quá nhiều nước, cẩn thận 6 cơ quan này đều bị bệnh - 1

    Bác sĩ Wang Weijie giải thích rằng tim là một cơ quan quan trọng chịu trách nhiệm về lưu lượng máu, vận chuyển máu và nước đến tất cả các bộ phận của cơ thể thông qua dòng chảy của máu. Từ động mạch đến mao mạch, sau đó từ mao mạch đến tĩnh mạch, giống như một động cơ bơm. Trong quá trình thực hiện, nếu động cơ bơm của tim có vấn đề như suy tim thì việc bơm nước từ các vùng xung quanh trở lại sẽ khó khăn và dễ bị tích tụ quanh người gây phù nề chân.

    Các vấn đề về mạch máu

    Nếu sự dẫn lưu dịch ở một phần của cơ thể bị tắc nghẽn, dịch sẽ bị ứ lại. Ví dụ như, huyết khối tĩnh mạch sâu ở cẳng chân hoặc một khối gây cản trở lưu thông máu hoặc dịch bạch huyết cũng có thể gây phù.

    Các vấn đề về cơ

    Việc giảm chênh lệch áp suất trong quá trình máu đi từ mao mạch vào tĩnh mạch cũng cần có sự trợ giúp của cơ. Khi cơ bắp không đủ sức cũng có thể khiến cơ thể bị phù, ví dụ như chứng suy nhược cơ hay người già sẽ bị mất cơ do ít hoạt động.

    Người bị phù không phải do uống quá nhiều nước, cẩn thận 6 cơ quan này đều bị bệnh - 3

    Các vấn đề về bạch huyết

    Chức năng chính của bạch huyết là hút nước tràn trở lại mạch máu để nước về tim một cách thuận lợi, do đó, bạch huyết bất thường cũng sẽ gây ra phù nề, chẳng hạn như bệnh nhân ung thư cần phải cắt bỏ bạch huyết.

    Các vấn đề về gan thận, suy dinh dưỡng

    Lượng albumin trong máu không đủ cũng sẽ khiến áp suất thẩm thấu quá thấp, tạo điều kiện cho nước trong máu chảy ra các mô xung quanh tạo thành phù nề. Những bệnh nhân có chức năng gan kém như xơ gan thường gặp hiện tượng phù nề. Xơ gan có thể gây giảm albumin và các protein khác trong máu, dẫn đến dịch ứ lại ở bụng, chân (biểu hiện cổ trướng và phù chân).

    Ngoài ra, suy dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố nguy cơ. Những người có chức năng thận kém cũng dễ bị protein niệu làm mất albumin trong máu. Thận cũng là nơi để lọc và loại bỏ nước, các tạp chất, nếu thận bị suy yếu hay gặp các vấn đề khác cũng sẽ ảnh hưởng đến việc thoát nước và gây phù nề. Hội chứng thận hư có thể gây phù nhiều ở chân hoặc phù toàn thân.

    Người bị phù không phải do uống quá nhiều nước, cẩn thận 6 cơ quan này đều bị bệnh - 4

    Nguyên nhân lành tính thường gặp

    Tuy nhiên, một số nguyên nhân gây phù ở cơ thể là lành tính như do mang thai hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc huyết áp, thuốc đường huyết, thuốc nội tiết tố. Mặc dù đa số là lành tính nhưng nếu tình trạng quá nghiêm trọng bạn nên trao đổi với bác sĩ và đánh giá xem nên đổi thuốc hay ngưng thuốc, không nên tự ý ngưng thuốc khi chưa được sự cho phép.

    Cách kiểm tra xem cơ thể có bị phù hay không?

    Phù nhìn cũng khá giống như béo phì, nên bạn cần đánh giá xem có phải cơ thể bị phù hay không bằng cách dùng ngón trỏ ấn vào hai bên xương chày, quan sát sự hồi phục sau khi ấn từ 5 - 10 giây. 

    Nếu bị lõm nhẹ khoảng 0,5 cm nhưng sau đó hồi phục nhanh chóng là bị phù nhẹ. Nếu chỗ lõm khoảng 1 cm và hồi phục trong vòng 10 giây là phù bình thường. Nếu chỗ lõm khoảng 1,5 cm thường mất 10 đến 20 giây để hồi phục thì đó là tình trạng phù khá nặng. Nếu lõm xuống 2 cm thường vượt quá 20 giây mới có thể về trạng thái bình thường, đó là phù cực kỳ nghiêm trọng.

    Tuy nhiên, ngay cả khi bạn biết mức độ nghiêm trọng của phù, bạn cũng không thể biết được nguyên nhân mà cần đi khám để bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

    Người bị phù không phải do uống quá nhiều nước, cẩn thận 6 cơ quan này đều bị bệnh - 5

    4 phương pháp để ngăn ngừa tình trạng phù nề

    Để ngăn ngừa tình trạng phù nề xuất hiện, mọi người nên duy trì những thói quen tốt hàng ngày, bao gồm uống nhiều nước, tránh để máu cô đặc quá mức ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. 

    Thường xuyên dùy trì thói quen tập thể dục, ngoài việc cải thiện hơn nữa lưu thông máu, nó còn có thể ngăn ngừa thoái hóa cơ gây ra các vấn đề về máu đi vào tĩnh mạch từ mao mạch. 

    Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng cần được cân đối để tránh tình trạng không đủ albumin do suy dinh dưỡng. Khi nằm thẳng, bạn cũng có thể đặt thêm gối hay đệm kê chân cao hơn tim để giúp máu lưu thông trở lại.

    Bác sĩ Wang Weijie cũng nhắc nhở rằng có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng phù nề tuy những phương pháp này có thể giúp ngăn ngừa chứng phù nề nhưng có thể không cải thiện được vấn đề. Phù nề không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà phù nề tại vị trí cố định rất dễ khiến da bị rạn nhiều lần và nhiễm trùng do ma sát lâu ngày, nhiều khả năng đây là dấu hiệu cảnh báo cho cơ thể, nếu bị phù thì tốt nhất nên đi khám càng sớm càng tốt.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Central Skylights Vùng: Dandenong. Phone: 9999 1526
Xem thêm

Cung cấp và lắp đặt giếng trời Velux skylights, rẻ và đẹp tại Melbourne


Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/goc-chuyen-gia/nguoi-bi-phu-khong-phai-do-uong-qua-nhieu-nuoc-can-than-6-co-quan-nay-deu-bi-benh-c410a495007.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ