Khả năng ngăn ngừa ung thư của bắp cải
Bắp cải thơm ngọt là một trong những món ăn phổ biến trong bữa ăn của nhiều người, dù đem xào hay luộc đều ngon lại giàu dinh dưỡng.
Bác sĩ chuyên khoa thận người Đài Loan (Trung Quốc), Jiang Shoushan từng chia sẻ về trường hợp một phụ nữ ở độ tuổi 30 bị suy thận, nguyên nhân có thể do sử dụng thuốc dạ dày lâu dài khi còn trẻ. Sau khi ăn mật ong nấu với bắp cải ít nhất hai ngày một lần, cơn đau dạ dày không những không tái phát sau 3 tháng mà chức năng thận gần như đã được phục hồi.
Bắp cải ngăn ngừa 6 bệnh ung thư
Bác sĩ Jiang Shoushan cho biết bắp cải có tác dụng chăm sóc và điều hòa các cơ quan tốt như thuốc. Theo nghiên cứu, nó có tác dụng bảo vệ dạ dày, và có báo cáo còn cho rằng bắp cải có thể bảo vệ khỏi bệnh tim mạch, ngăn ngừa loãng xương, cải thiện các vấn đề về đường tiêu hóa, thậm chí điều hòa lượng đường trong máu, chống lão hóa, giảm cân và ức chế ung thư.
Toshihiko Osawa, giáo sư Khoa Sức khỏe và Dinh dưỡng thuộc Khoa Khoa học Thể chất và Tâm thần tại Đại học Aichi Gakuin ở Nhật Bản, đã chỉ ra rằng thành phần isothiocyanate trong bắp cải có thể thúc đẩy quá trình tự hủy của tế bào ung thư và có tác dụng chống ung thư mạnh mẽ.
Khả năng chống ung thư của bắp cải thể hiện ở việc nó có thể ức chế các khối u ác tính như ung thư thực quản, ung thư đại trực tràng, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Ngoài bắp cải, bác sĩ Jiang Shoushan cũng khuyến cáo bệnh nhân ung thư rằng các loại rau họ cải khác như củ cải, cải thảo, súp lơ đều rẻ tiền và bổ dưỡng, tiêu thụ ít nhất nửa bát rau họ cải mỗi ngày có thể ngăn ngừa ung thư tái phát.
7 dưỡng chất dồi dào của bắp cải
Hàm lượng nước trong bắp cải chiếm tới 92,7% và 100g bắp cải chỉ chứa 23 calo. Do đó, nó rất thích hợp cho những người muốn giảm cân. Chuyên gia dinh dưỡng người Nhật Mai Haru còn cho biết thêm những chất dinh dưỡng giàu có khác trong bắp cải gồm:
Vitamin U
100g bắp cải chứa 350μg vitamin U, so với củ cải và ớt xanh lần lượt là 260μg và 180μg. Thực tế, vitamin U không phải là vitamin mà là một chất giống như vitamin. Nó có thể làm cho niêm mạc đường tiêu hóa khỏe mạnh, khắc phục thành dạ dày bị tổn thương và cũng có thể điều chỉnh sự tiết axit dạ dày.
Bắp cải chứa vitamin U giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. (Ảnh minh họa)
Canxi
100g bắp cải chứa 43mg canxi, trong khi cùng lượng củ cải chỉ có 24mg và ớt xanh chỉ có 11mg. Canxi rất quan trọng đối với xương và răng của con người. Để cải thiện tỷ lệ hấp thụ canxi của cơ thể, nên ăn bắp cải cùng với nấm hương - loại nấm rất giàu vitamin D.
Vitamin C
100g bắp cải chứa 41mg vitamin C, chiếm 40% lượng tiêu thụ cần thiết hàng ngày. Vitamin C là chất dinh dưỡng cần thiết cho việc sản xuất collagen, giúp duy trì làn da và màng nhầy khỏe mạnh. Tuy nhiên, vì vitamin C là vitamin tan trong nước và không thể giữ lại trong cơ thể nên cần dùng hàng ngày.
Kali
100g bắp cải chứa 200mg kali. Kali có tác dụng thải muối ra khỏi cơ thể và có thể điều chỉnh lượng muối dư thừa một cách hiệu quả. Nó là dưỡng chất rất phù hợp với những người thường xuyên ăn ngoài hoặc ăn đồ nêm nhiều gia vị.
Vì kali tan trong nước nên nó sẽ bị mất sau khi nấu. Vì vậy, ăn bắp cải sống hoặc uống cả nước nấu bắp cải là cách hấp thụ kali hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến việc nêm gia vị khi nấu canh bắp cải.
Vitamin K
100g bắp cải chứa 78μg vitamin K. Vitamin K là chất dinh dưỡng giúp đông máu và cầm máu. Ngoài ra, nó còn là dưỡng chất không thể thiếu để duy trì sức khỏe của xương.
Bắp cải chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như kali, canxi, chất xơ,... (Ảnh minh họa)
Axit folic
100g bắp cải chứa 78μg axit folic. Axit folic có liên quan đến quá trình tổng hợp DNA và là một loại phức hợp vitamin B. Nó được biết đến là một chất dinh dưỡng quan trọng trong thai kỳ vì góp phần vào sự phát triển bình thường của thai nhi.
Chất xơ
Ngoài các chất dinh dưỡng đa dạng nêu trên, 100g bắp cải còn có 1,8g chất xơ. Bắp cải chứa nhiều chất xơ không hòa tan, có thể kích thích ruột và thúc đẩy quá trình đại tiện.
Hai kiểu người nên chú ý khi ăn bắp cải
Bắp cải rất giàu giá trị dinh dưỡng nhưng hai người này ăn ít lại sẽ tốt hơn
Người bệnh thận mãn tính nên thận trọng
Mặc dù bắp cải rất giàu giá trị dinh dưỡng nhưng trưởng Khoa Nội và Thận người Nhật, Hisakuro Mori chỉ ra rằng do bệnh nhân mắc bệnh thận có chức năng thận kém và không thể chuyển hóa kali nên dễ tích tụ kali trong cơ thể, lâu dần hình thành tăng kali máu, dẫn đến rối loạn nhịp tim và đột tử. Vì vậy, nên tránh các loại rau, trái cây có hàm lượng kali cao như bắp cải.
Bị loét dạ dày tốt nhất không nên ăn bắp cải sống
Nước bắp cải sống cũng có lợi cho dạ dày. (Ảnh minh họa)
Loét dạ dày là hiện tượng bệnh lý trong đó thành dạ dày bị dịch vị bào mòn, gây tổn thương niêm mạc và bào mòn lớp niêm mạc. Wu Wanrong, một bác sĩ y học Trung Quốc từng chia sẻ rằng vì bắp cải chưa nấu chín có chất xơ khó tiêu nên những người có chức năng tiêu hóa kém có thể cảm thấy khó chịu dạ dày sau khi ăn.
Tuy nhiên, ăn bắp cải sau khi đã nấu chín không sao. Từ góc độ y học cổ truyền Trung Quốc, bắp cải có vị ngọt nhẹ, bồi bổ dạ dày và thận, nuôi dưỡng gân và tủy, điều này cũng phù hợp với phân tích và xác minh dinh dưỡng hiện đại. Bắp cải rất giàu vitamin, có thể giúp sửa chữa các mô bị tổn thương trong cơ thể và cải thiện sự khó chịu do loét dạ dày và loét tá tràng. Nó không chỉ có thể chăm sóc dạ dày mà các vitamin liên quan còn có thể giúp hấp thụ canxi và ngăn ngừa loãng xương.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn ăn bắp cải sống thì vẫn có một mẹo nhỏ. Đại học Y khoa St. Mariana ở Nhật Bản chỉ ra rằng uống nước ép bắp cải cũng là một cách tốt để nuôi dưỡng dạ dày.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/loai-rau-binh-dan-duoc-cac-bac-si-ca-ngoi-ngan-ngua-6-benh-ung-thu-cai-thien-da-day-va-than-sau-vai-thang-c131a583308.html