Hạt dẻ - vị thuốc quý trong đông y, thực phẩm vàng nếu sử dụng đúng cách

23:00' 09-10-2024
Loại quả đến mùa rụng đầy gốc, được dân ví là “lộc rừng” có vô vàn tác dụng cho sức khỏe, nhất là tim mạch.


    Khi thời tiết bắt đầu se lạnh, cũng là lúc bắt đầu vào mùa thu hoạch hạt dẻ, loại hạt này được bán nhiều trên các con phố như để “gọi” đông về. Đến mùa hạt dẻ, nhiều người dân ở vùng núi Tây Bắc, Nghệ An … lại đi nhặt “lộc rừng”, bởi những cây dẻ cổ thụ vô cùng cao lớn, họ không thể trèo lên thu hái trực tiếp mà chỉ đợi quả già rụng xuống và nhặt.

    Hạt dẻ không chỉ mang lại nguồn lợi kinh tế cao, mà nó còn chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là lượng chất béo tự nhiên, cũng như vitamin và nhiều khoáng chất khác.

    Theo các nghiên cứu hiện đại, trong 100g hạt dẻ chứa 97 calo, 0.1g chất béo, 23.9g carbs, 8.1g chất xơ, 2g chất xơ, kali, mangan 17% RDI, 16% RDI đồng, vitamin B6, 12% RDI riboflavin,... Qua đó có thể thấy, hạt dẻ là loại hạt giàu dinh dưỡng, là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời cho cơ thể. Khi ăn nhiều chất xơ sẽ thúc đẩy nhu động ruột, giảm cholesterol trong máu, điều hòa lượng đường trong máu và duy trì nhu động ruột khỏe mạnh.

    Hạt dẻ đến mùa thu hoạch rụng đầy gốc, được dân ví là lộc rừng trời cho. Ảnh minh họa.

    Hạt dẻ đến mùa thu hoạch rụng đầy gốc, được dân ví là "lộc rừng" trời cho. Ảnh minh họa. 

    Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao, hạt dẻ còn là vị thuốc, có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội) cho biết, hạt dẻ có vị ngọt, tính ấm đi vào 3 kinh tỳ, vị và thận. Có công năng bổ thận ích tinh, làm mạnh gân cốt, tăng cường chức năng tiêu hóa, nuôi dưỡng dạ dày, cầm máu, chữa trị tiêu chảy do tỳ, vị hư hàn hay đau lưng gối do thận hư… Nhìn chung, đây là một vị thuốc quý trong đông y, là thực phẩm vàng nếu được sử dụng đúng cách.

    Một số công dụng của hạt dẻ có thể kể đến như sau:

    Thúc đẩy sức khỏe tim mạch: Hạt dẻ có chất chống ôxy hóa, có thể làm giảm viêm và tăng cường sức khỏe tim mạch của bạn. Ngoài ra, nó cũng chứa magiê và kali có thể giảm các yếu tố liên quan đến bệnh tim mạch.

    Tăng cường chức năng não bộ: Sự hiện diện của một số vitamin B, bao gồm vitamin B6, riboflavin, thiamine và folate trong hạt dẻ có khả năng giữ cho não của bạn khỏe mạnh và bảo vệ chống lại các rối loạn thoái hóa thần kinh, đồng thời ngăn ngừa các rối loạn thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer.

    Hỗ trợ sức khỏe của xương: Hạt dẻ chứa một lượng đáng kể canxi, vitamin K, magiê và đồng, tất cả những chất dinh dưỡng thiết yếu này giúp cải thiện sức khỏe của xương. Hạt dẻ giúp bạn giảm nguy cơ bị loãng xương, giảm tỷ lệ gãy xương.

    Có thể kiểm soát huyết áp: Vì hạt dẻ có chứa một lượng lớn khoáng chất kali cần thiết, nó giúp thận thải natri dư thừa ra khỏi cơ thể bạn qua nước tiểu, vì quá nhiều natri sẽ gây ra huyết áp cao. Hạt dẻ giúp các mạch máu của bạn thư giãn, điều này giúp làm giảm huyết áp.

    Hạt dẻ có nhiều tác dụng với sức khỏe, nhưng cần lưu ý khi sử dụng để không gây hại. Ảnh minh họa.

    Hạt dẻ có nhiều tác dụng với sức khỏe, nhưng cần lưu ý khi sử dụng để không gây hại. Ảnh minh họa. 

    Lương y Bùi Đắc Sáng cho rằng, dù hạt dẻ có nhiều công dụng với sức khỏe, nhưng khi sử dụng cũng cần chú ý một số điểm để không gây nên những tác dụng phụ đáng tiếc. Cụ thể:

    - Người tiêu hóa kém không nên ăn: Ông Sáng cho biết, do hạt dẻ chứa nhiều tinh bột nên người tiêu hóa kém ăn sẽ khó tiêu, gây tình trạng táo bón. Với người bị bệnh dạ dày, ăn nhiều hạt dẻ sẽ làm sản sinh nhiều axit dạ dày, làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, từ đó dẫn đến các chứng bệnh ở dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, thậm chí là cả hiện tượng xuất huyết dạ dày. Tốt nhất, không ăn nhiều hạt dẻ, kể cả người khỏe mạnh vì có thể gây ra hiện tượng nhiệt, nóng trong người.

    - Chọn thời điểm ăn phù hợp: Do có nhiều dinh dưỡng, ăn nhiều hạt dẻ sẽ khó tiêu, vì thế không nên ăn hạt dẻ vào buổi tối. Vì sẽ làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Tốt nhất nên ăn hạt dẻ vào các bữa phụ như vào thời điểm 9-10 giờ sáng, hoặc 15-16 giờ chiều là tốt nhất.

    - Lưu ý trong lựa chọn: Hạt dẻ, đặc biệt là hạt dẻ rừng khi rụng xuống sẽ nằm trên mặt đất trong khoảng thời gian nhất định, khi đó gặp điều kiện ẩm dễ gây nấm mốc. Do vậy, khi lựa chọn cần đặc biệt lưu ý để tránh ăn hạt dẻ đã bị mốc. Theo đó, hạt dẻ nằm trong nhóm quả khô, khi bị mốc có thể gây nhiễm độc tố Afflatoxin, gây ung thư gan.

    Khi chọn và bóc hạt dẻ nếu thấy màu sắc bên trong thay đổi thì cần phải bỏ ngay. Khi ăn hạt dẻ nếu không thấy vị béo bùi cũng cần bỏ ngay. Bởi lẽ, đây đều là những kiểu hạt dẻ chất lượng kém hoặc đang có dấu hiệu nấm mốc, rất không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra cũng lưu ý thêm, nếu mua hạt dẻ về mà chưa sử dụng hết, để tránh nguy cơ bị hỏng, bạn có thể bỏ vào hộp hoặc khay, cho vào tủ lạnh bảo quản. Không ăn hạt dẻ khi còn sống.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Dr Daniel Mulino Vùng: Sunshine. Phone: (03) 9070 1974
Xem thêm

Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/alo-bac-si/loai-qua-den-mua-rung-day-goc-duoc-dan-vi-la-loc-rung-co-vo-van-tac-dung-cho-suc-khoe-nhat-la-tim-mach-c430a610909.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ